Lý thuyết Con lắc đơn (hay, chi tiết nhất) – Tổng hợp các dạng bài tập Vật Lí 12 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Vật Lí 12.-Lý thuyết Con lắc đơn (hay, chi tiết nhất)
Lý thuyết Con lắc đơn (hay, chi tiết nhất)
Bài viết Lý thuyết Con lắc đơn với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập
Lý thuyết Con lắc đơn.
Lý thuyết Con lắc đơn
Bài giảng: Con lắc đơn – Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên Meraki Center)
– Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l
* Xét một con lắc đơn: vật có khối lượng, sợi dây có chiều dài l, không dãn.
– Chọn trục tọa độ như hình vẽ, gốc tọa độ ở VTCB ( vị trí dây treo thẳng đứng). khi đó vị trí của vật được xác định bởi li độ cong (dài) s và li độ góc α. Với s = α.l
– Các lực tác dụng lên vật: trọng lực P→, lực căng dây T→.
– Theo Định luật II Niu-tơn ta có: P→ + T→ = ma→ (1)
– Chiếu (1) lên phương chuyển động ta có:
– Psinα = ma
→ Dao động của con lắc đơn nói chung không dao động điều hòa
Xét: TH góc α nhỏ thì sinα ≈ α (rad) khi đó ta có pt:
⇔ a = s” = -(g/l)s ( phương trình vi phân cấp 2)
Nghiệm của phương trình trên có dạng: s = S0cos(ωt + φ) hay: α = α0 cos(ωt + φ) (với S0 = α0l
Với
S0, α0,φ∶ được xác định từ điều kiện ban đầu của bài toán.
Thế năng trọng trường của con lắc đơn:
Wt = mgh = mgl(1 – cosα)
Cơ năng của con lắc:
W = Wđ + Wt = Wtmax = mgl(1 – cosα0)
Động năng của con lắc đơn:
Wđ = W – Wt = mgl(cosα – cosα0) = (mv2)/2
→ Vận tốc của vật:
– Trong con lắc đơn: thành phần Psinα đóng vai trò là lực kéo về.
Chiếu (1) lên phương sợi dây ta có:(do vật chuyển động tròn)
→ Lực căng dây
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn