Lý thuyết Hình vuông lớp 8 (hay, chi tiết) – Tổng hợp Lý thuyết Toán 8 hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 8.-Lý thuyết Hình vuông lớp 8 (hay, chi tiết)
Lý thuyết Hình vuông lớp 8 (hay, chi tiết)
Bài viết Lý thuyết Hình vuông lớp 8 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm
Lý thuyết Hình vuông.
Lý thuyết Hình vuông
Bài giảng: Bài 12: Hình vuông – Cô Phạm Thị Huệ Chi (Giáo viên VietJack)
1. Định nghĩa
Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.
Tổng quát: ABCD là hình vuông ⇔
Nhận xét:
+ Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.
+ Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
+ Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
2. Tính chất
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
3. Dấu hiệu nhận biết hình vuông
+ Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
+ Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
+ Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác một góc là hình vuông.
+ Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
+ Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A. Phân giác trong AD của góc A (D ∈ BC ). Vẽ DF ⊥ AC, DE ⊥ AB. Chứng minh tứ giác AEDF là hình vuông.
Lời giải:
+ Xét tứ giác AEDF có Aˆ = Eˆ = Fˆ = 900
⇒ AEDF là hình chữ nhật . ( 1 )
Theo giả thiết ta có AD là đường phân giác của góc Aˆ
⇒ EADˆ = DAFˆ = 450.
+ Xét Δ AED có AEDˆ = 900; DAEˆ = 450 ⇒ EDAˆ = 450
⇒ Δ AED vuông cân tại E nên AE = ED ( 2 )
Từ ( 1 ),( 2 ) ⇒ AEDF là hình vuông (dấu hiệu 1 – mục 3)
Bài 1: Cho hình vuông ABCD. Gọi I,K lần lượt là trung điểm của AD và DC.
a) Chứng minh rằng BI ⊥ AK.
b) Gọi E là giao điểm của BI và AK. Chứng minh rằng CE = AB.
Lời giải:
Xét Δ BAI và Δ ADK có:
⇒ Δ BAI = Δ ADK ( c – g – c )
⇒ ABIˆ = DAKˆ (góc tương ứng bằng nhau)
Mà IAEˆ + EABˆ = 900 ⇒ ABIˆ + EABˆ = 900
+ Xét Δ ABE có EABˆ + ABEˆ + AEBˆ = 1800
⇒ AEBˆ = 1800 – ( ABEˆ + BAEˆ ) = 1800 – 900 = 900 hay AK ⊥ BI (đpcm)
+ Xét tứ giác EBCK có KEBˆ + EBCˆ + BCKˆ+ CKEˆ = 3600
⇒ EBCˆ + EKCˆ = 1800.
Mà AKDˆ + AKCˆ = 1800 nên EBCˆ = EKDˆ
+ Tứ giác EBCK nội tiếp nên BECˆ = BKCˆ
Mà BKCˆ = AKDˆ nên EBCˆ = BECˆ hay tam giác BEC cân tại C
⇒ CE = BC = AB (đpcm)
Bài 2: Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. Trên hai cạnh BC, CD lấy lần lượt hai điểm M, N sao cho MANˆ = 450. Trên tia đối của của tia DC lấy điểm K sao cho DK = BM. Hãy tính :
a) Tính số đo KANˆ = ?
b) Chu vi tam giác MCN theo a.
Lời giải:
a) Áp dụng đĩnh nghĩa và giả thiết của hình vuông ABCD, ta được
⇒ Δ ABM = Δ ADK ( c – g – c )
Áp dụng kết quả của hai tam giác bằng nhau và giả thiết, ta có:
⇒ KANˆ = A3ˆ + A4ˆ = A1ˆ + A3ˆ = 900 – 450 = 450
b) Đặt BM = DK = x thì KN = x + DN, MC = a – x, CN = a – DN
Từ kết quả của hai tam giác bằng nhau ở câu a và giả thiết ta có:
⇒ Δ AMN = Δ AKN ( c – g – c )
⇒ MN = KN (cạnh tương ứng bằng nhau)
Khi đó, chu vi của tam giác MCN là
MC + CN + MN = a – x + a – DN + x + DN = 2a.
Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn