Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ hay, chi tiết – Tổng hợp các dạng bài tập Vật Lí 9 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Vật Lí 9.-Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ hay, chi tiết
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ hay, chi tiết
Bài viết Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ.
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài 42: Thấu kính hội tụ – Cô Lê Minh Phương (Giáo viên Meraki Center)
– Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.
– Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:
– Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
Trên hình vẽ ta quy ước gọi:
(Δ) là trục chính
O là quang tâm
F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh
Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.
– Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
– Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:
+ Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh F’.
+ Tia tới qua tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.
Trong kính thiên văn và kính hiển vi người ta lắp ghép nhiều thấu kính hội tụ tạo thành một hệ thấu kính để nhìn rõ những vật nhỏ hoặc những vật ở xa.
Thấu kính hội tụ được dùng làm vật kính của máy ảnh
Tạo ra lửa nhờ hiện tượng tập trung ánh sáng Mặt Trời qua thấu kính hội tụ
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn