Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay, chi tiết nhất – Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học 10 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Hóa 10.-Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay, chi tiết nhất
Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay, chi tiết nhất
Bài viết Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lý thuyết Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay, chi tiết nhất
Bài giảng: Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên Meraki Center)
Cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.
– Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử
– Số thứ tự của chu kì = số lớp e
– Số thứ tự của nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansp thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguên tố thuộc nhóm B:
• Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
• Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
• Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).
Vị trí nguyên tố cho biết:
– Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).
– Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.
– Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng.
– Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)
– Oxit và hidroxit có tính axit hay bazo.
Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:
– S ở nhóm VI, CK3, PK
– Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.
– CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.
– SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
– Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
– Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần.
b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .
– Nguyên tố họ d : (n-1)dansbvới a = 1 → 10 ; b = 1 → 2
+ Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .
+ Nếu a + b > 10 ⇒ (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.
+ Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B
– Nguyên tố họ f : (n-2)fansbvới a = 1 → 14 ; b = 1 → 2
+ Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.
+ Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ acti
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi Tốt nghiệp THPT khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn