Mắt sói – Tác giả tác phẩm (mới 2024) – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Mắt sói – Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức – Nội dung chính về tác giả, tác phẩm Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Văn 8.-Mắt sói – Tác giả tác phẩm (mới 2024) – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Mắt sói – Tác giả tác phẩm (mới 2024) – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Với tác giả, tác phẩm Mắt sói Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm
Mắt sói.

Tác giả – tác phẩm: Mắt sói – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Mắt sói

Mắt sói - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

* Tiểu sử: 

– Daniel Pennac, tên thật là Daniel Pennacchioni, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1944, tại Casablanca, Maroc, nơi cha anh đóng quân. Anh ấy đã trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình ở Châu Phi trước khi gia đình anh ấy chuyển đến Pháp khi anh ấy 12 tuổi.

– Sau khi hoàn thành chương trình học của mình, Pennac làm giáo viên dạy văn học Pháp tại một trường trung học cơ sở ở Paris. Sau đó, ông trở thành một nhà văn toàn thời gian, và cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, “Au Bonheur des Ogres” được xuất bản năm 1985. Cuốn sách đã thành công ngay lập tức, giành giải Prix Renaudot, một giải thưởng văn học danh giá ở Pháp.

* Các tác phẩm: 

Daniel Pennac là tác giả của một số tác phẩm văn học nổi tiếng, bao gồm:

– “Au Bonheur des Ogres” (The Scapegoat): Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Pennac, xuất bản năm 1985, là một câu chuyện hài hước và giàu trí tưởng tượng về gia đình lập dị Malaussène.

– “La Fée Carabine” (Mẹ súng thần tiên): Phần tiếp theo của “Au Bonheur des Ogres”, cuốn tiểu thuyết này kể về những cuộc phiêu lưu xa hơn của gia đình Malaussène.

– “La Petite Marchande de Prose” (Quyền của người đọc): Một bài luận ngắn khám phá tầm quan trọng của việc đọc và vai trò của người đọc trong việc tạo ra ý nghĩa từ một văn bản.

– “Chagrin d’école” (School Blues): Một cuốn hồi ký phản ánh cuộc đấu tranh của chính Pennac với việc học và tầm quan trọng của việc khuyến khích niềm yêu thích đọc sách và học tập ở trẻ em.

– “Comme un roman” (Người đọc, Nhà văn và Niềm vui của Văn học): Một tuyển tập các bài tiểu luận về niềm vui và thách thức của việc đọc và viết.

– “Messieurs les Enfants” (Quyền trẻ em): Cuốn tiểu thuyết khám phá thế giới tuổi thơ và tầm quan trọng của việc cho phép trẻ em được là chính mình.

Các tác phẩm của Pennac được biết đến với sự hài hước, đồng cảm và tình yêu văn học, và ông được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong văn học Pháp đương đại.

Các tác phẩm của Pennac đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã mang lại cho ông một lượng người theo dõi trung thành trên khắp thế giới. Ông được coi là một trong những nhà văn quan trọng nhất và ủng hộ việc xóa mù chữ và giáo dục trong văn học Pháp đương đại.

Ngoài công việc viết lách của mình, Pennac còn là người lên tiếng ủng hộ việc xóa mù chữ và giáo dục trong suốt sự nghiệp của mình. Ông đã viết nhiều bài tiểu luận và bài báo về tầm quan trọng của việc đọc và đã tham gia vào một số sáng kiến nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sách và thúc đẩy xóa mù chữ.

Xem thêm  Soạn bài Từ đồng nghĩa

Pennac đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cho công việc của mình, bao gồm giải Goncourt des Lycéens, giải Grand Prix Metropolis Bleu và Chevalier de la Légion d’honneur. Ông được coi là một trong những nhà văn nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong văn học Pháp đương đại.

II. Tìm hiểu tác phẩm Mắt sói

1. Thể loại

Mắt sói thuộc thể loại tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Mắt sói là một trong những sáng tác kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Mắt sói - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Mắt sói có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Tóm tắt văn bản Mắt sói

Khi Sói Lam và Phi Châu nhắm một mắt lại và nhìn vào sâu thẳm trong mắt nhau, Phi Châu đã nhìn thấy cuộc đời của Sói Lam trước khi bị bắt vào sở thú. Sói Lam được sinh ra ở vùng Bắc cực lạnh giá, có mẹ là Sói Hắc Hỏa, cùng với sáu người anh em, trong đó có em Sói Ánh Vàng. Vào một đêm nọ, toán thợ săn lại tìm để bắt gia đình Sói. Vì bản tính tò mò muốn biết con người trông ra sao nên Sói Ánh Vàng đã trốn mẹ và anh em rồi đến nơi dựng lều của toán thợ săn. Sói Lam đêm đó chợt tỉnh giấc, vội vã đuổi theo em mình. Đến nơi, nó thấy Ánh Vàng đang bị nhốt trong lưới còn con người đang reo hò mừng rỡ vì bắt được nó. Sói Lam chỉ còn cách xông lên cắn đứt lưới nhốt Ánh Vàng để cho em chạy còn mình thì bị bắt thay em. Và cứ thế Sói Lam bị đưa đến các vườn thú trong suốt mười năm qua. Khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu, nó thấy được cuộc sống lang thang đây khổ cực của cậu bé. Phi Châu đến từ châu Phi nóng nực và khô cằn. Do chiến tranh xảy ra, cậu phải xa gia đình của mình và đi theo gã Toa lái buôn. Từ đây cậu kết bạn được với chú lạc đà tên Hàng Xén. Nhưng rồi một buổi sáng nọ, Hàng Xén bị bán đi ở một nơi nào đó trong thành phố còn cậu bị bán cho Vua Dê và trở thành một người chăn dê và cừu. Nhờ vào trí thông minh của mình cùng với sự yêu thương động vật, cậu đã trở thành một người chăn dê và cừu giỏi, được Vua Dê giữ lại làm việc hai năm. Cậu còn kết bạn được với Báo, trở thành đôi bạn thân thiết không tách rời và được Báo giúp chăn dê cùng cừu.

5. Bố cục văn bản Mắt sói

2 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “Mà tên cậu là gì nhỉ?”): Mắt sói

– Phần 2 (còn lại): Mắt người

6. Giá trị nội dung

– Cuộc đời của Sói Lam và Phi Châu bị đối xử tàn nhẫn bởi con người và tìm thấy tình yêu và sự đoàn kết trong nhau cũng như với các loài động vật khác

– Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Sói Lam và Phi Châu 

– Cảnh báo về tình trạng tàn ác, phân biệt đối xử của con người đối với các loài động vật

7. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng đặc sắc nghệ thuật miêu tả nhân vật 

– Xây dựng cốt truyện thú vị, cuốn hút, có tính liên kết giữa các chương trong tác phẩm

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mắt sói

1. Cốt truyện, mạch truyện và tình huống truyện

a. Cốt truyện và mạch truyện

– Cốt truyện có điểm nhìn hiện tại – quá khứ và tương lai của cậu bé Phi Châu ở trong đó. Cốt truyện chung của tác phẩm là kể về cuộc gặp gỡ đầy thú vị và ngộ nghĩnh của Sói Lam và Phi Châu ở trong sở thú, khi hai nhân vật nhìn vào mắt của nhau, họ đã thấy được cuộc đời của đối phương. Còn các cốt truyện riêng được lồng ghép vào cốt truyện chung này chính là 2 cốt truyện: Một, khi Phi Châu nhìn vào mắt Sói Lam, cậu bé đã được chứng kiến câu chuyện cuộc đời của Sói Lam và cốt truyện còn lại, khi Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nó cũng được chứng kiến câu chuyện về cuộc đời Phi Châu.

Xem thêm  Soạn bài Thu điếu - Kết nối tri thức

=> Đây chính là một tác phẩm hay có cốt truyện đa tuyến.

Về mạch truyện:

+ Chương 1: Mạch truyện về nhân vật Sói Lam và Phi Châu; thời gian: hiện tại; không gian: vườn bách thú; nội dung: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam, con sói và cậu bé nhìn nhau bằng một mắt trong vườn thú

+ Chương 2: Mạch truyện về nhân vật Sói Lam; thời gian: quá khứ, không gian: Bắc Cực xa xôi, lạnh giá, hùng vĩ; nội dung câu chuyện: những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói

+ Chương 3: Mạch kể chuyện về nhân vật Phi Châu; thời gian: quá khứ; không gian: ba miền châu Phi rộng lớn; nội dung câu chuyện: hành trình mưu sinh nhọc nhằn trên khắp châu Phi của cậu bé Phi Châu

-> Phi Châu và Sói Lam xích lại và đồng cảm với nhau vì giữa hai nhân vật có nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều sinh ra trong hoàn cảnh khốc liệt, đều bị bán và tạm thời sống sót từ Bắc Cực và châu Phi xa xôi – những nơi đang bị con người tàn phá

b. Tình huống truyện

Tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam. Sói Lam chỉ có một mắt. Con mắt kia của nó đã bị mất trong một cuộc giao tranh với con người. Cậu bé Phi Châu nhìn sâu vào mắt Sói Lam và câu chuyện của gia đình nhà sói đã hiện lên qua con mắt ấy. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyển sang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam. Sói Lam kể về những cuộc trốn chạy của gia đình nhà sói nơi Bắc Cực xa xôi, lạnh giá. Tiếp đó, Sói Lam nhìn sâu vào mắt Phi Châu và câu chuyện của cậu bé đã hiện ra với hành trình mưu sinh nhọc nhằn. Sau một vài sự cố gia đình Phi Châu đã chuyển đến thành phố và cha cậu được làm việc trong sở thú. Ở vườn thú, Phi Châu đã được gặp lại những người bạn thân thiết.

2. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam

– Các chi tiết miêu tả mắt sói: con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen, con mắt không chớp bao giờ, to, tròn, hệt như một ngọn đèn trong đêm, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, xuất hiện những điểm màu khác nhau, con ngươi cháy lên như một đám lửa thực sự, …

– Những hình ảnh so sánh, liên tưởng với hình ảnh mắt sói: hệt như ngọn đèn trong đêm, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải

– Những chi tiết này cho thấy cậu bé cảm nhận được trong mắt sói chất chứa nỗi buồn thẳm sâu, sự u uất, cô đơn, trống trải. Điểm nhấn đặc biệt trong đôi mắt sói là con ngươi “có sự sống”. Trong con ngươi của sói là một bức tranh đa sắc màu: “màu lông của năm con sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng’’

Xem thêm  Top 20 Viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn

– Câu chuyện hiện lên trong mắt sói là hồi ức về gia đình nhà sói. Nhìn vào trong con mắt hiện lên một mái ấm gia đình từng hạnh phúc của sói Lam và tình yêu thương sự gan dạ của sói Lam đã xả thân cứu người em của mình là Ánh Vàng

3. Những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói

– Ánh Vàng đã nói với Sói Lam:

+ Anh Sói Lam, tha lỗi cho em, tha…

+ Không! Em không muốn bỏ anh lại một mình!

à Những lời nói đó cho thấy Ánh Vàng mong muốn Sói Lam tha lỗi cho mình, ân hận về hành động dại dột của mình. Chỉ vì sự tò mò, muốn biết thêm về con người mà Ánh Vàng đã đẩy Sói Lam vào tình huống nguy hiểm. Cô đau đớn không muốn chạy đi, không muốn bỏ sói anh ở lại.

– Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra:

+ Con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen,

+ Con mắt không chớp bao giờ, to, tròn, hệt như một ngọn đèn trong đêm, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, xuất hiện những điểm màu khác nhau, con người cháy lên như một đám lửa thực sự,…

+ Con ngươi “có sự sống”, “màu lông của năm sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng”.

à Trong mắt sói, câu chuyện đã hiện lên: hồi ức về gia đình nhà sói, việc Sói Lam cứu em gái Ánh Vàng.

– Sói Lam đã cứu Ánh Vàng:

+ Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, bộ lông lấp lánh những ánh chớp vàng trong màn đêm

+ Sói Lam nghĩ ra kế hoạch cứu Ánh Vàng: Phải nhảy qua ngọn lửa. Một việc chẳng hay ho gì với một con sói. Nhưng chỉ có cách làm vật và phải thật nhanh. Không còn thời gian mà sợ hãi. “Tấn công bất ngờ, đó là cơ may duy nhất của ta!”

+ Nhanh chóng thực hiện kế hoạch: Sói Lam tung người bay trên làn không khí bỏng rát, nó dùng răng cắn đứt sợi dây, hét: “Chạy đi, Ánh Vàng!”; Đầu Sói Lam như nổ tung, Sói Lam ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa,…

à Qua hành động đó, Sói Lam hiện lên với tính cách dũng cảm, mưu trí và biết yêu thương gia đình (cứu em gái).

4. Nhân vật Phi Châu

– Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra: như một ánh sáng vụt tắt, như một đường hầm bị sập dưới lòng đất – một đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào, càng vào sâu càng mờ mịt, tối om, không còn giọt nắng nào,

– Trong mắt cậu bé, kí ức về tình bạn với lạc đà Hàng Xén, với Báo.

– Phi Châu là một cậu bé có tâm hồn trong sáng, sâu sắc, tinh tế, có tấm lòng nhân hậu, trân trọng tình bạn, yêu thương loài vật, tôn trọng thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua chi tiết Phi Châu “mất hàng giờ” để tìm lạc đà Hàng Xén – người bạn đầu tiên của cậu bé. Hay chi tiết Phi Châu suy nghĩ về các loài động vật trong thế giới tự nhiên bằng sự đồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng: “Cậu là một người chăn cừu tốt, chỉ có vậy thôi. Cậu đã hiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù. Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói”. Hoặc chi tiết Phi Châu kết bạn với Báo bằng tâm hồn tinh tế, tĩnh lặng, sự thấu cảm sâu sắc.

Học tốt bài Mắt sói

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Mắt sói Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *