Mây và sóng (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Mây và sóng (Tác giả Tác phẩm – sách mới) – Loạt bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 giới thiệu về tác giả, nội dung bài thơ, nội dung tác phẩm, bố cục, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp bạn thêm yêu thích Văn 9 hơn.-Mây và sóng (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Mây và sóng (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Tác giả tác phẩm Mây và sóng chương trình sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản.

Mây và sóng (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Bài giảng: Mây và sóng – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Bài thơ: Mây và sóng (R. Ta-go): nội dung, dàn ý, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 9
Bài thơ: Mây và sóng (R. Ta-go): nội dung, dàn ý, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 9

– R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương)

– Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc

– Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh

– Sự nghiệp sáng tác:

   + Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

   + Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”

   + Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

   + Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngăn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…

   + Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp

Xem thêm  Cô giáo lớp em lớp 2 | Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

2. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

– Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3 Giá trị nội dung

– Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

– Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời

4 Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng

– Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé

– Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

5 Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

– Vài nét về Ta-go: Một nhà thơ Ấn Độ tài năng với tấm lòng yêu thương đối với trẻ thơ

– Mây và sóng là một bài thơ ông viết với tấm lòng yêu trẻ thơ của mình, đồng thời gửi gắm vào đó những triết lí sâu sắc về tình mẫu tử

II. Thân bài

1. Lời mời gọi của những người trên mây và sóng

– Lời mời gọi của mây và sóng:

   + Những người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

   + Những người trên sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao?”

⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ

– Cách đến với mây và sóng:

   + Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời

Xem thêm  Unit 8 lớp 9: Celebrations

   + Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

– Nhận xét:

   + Lời mời gọi của mây và sóng: Lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò

   + Cách đến với mây và sóng: rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn

– Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi

⇒ “mây” và “sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra, nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút

2. Phản ứng của em bé trước lời mời gọi

– Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:

   + Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

   + Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”

⇒Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con

– Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được”

⇒ lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động

– Lí do em bé từ chối lời mời: vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà -> mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó

– Nghệ thuật: đối thoại

⇒ Dù luyến tiệc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ

3. Trò chơi của em bé và mẹ

– Trò chơi của em bé và mẹ :

   + Sau khi từ chối mây: “Con là mây và mẹ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

Xem thêm  Tác giả Tố Hữu - tiểu sử, quan điểm sáng tác, sự nghiệp

   + Sau khi từ chối sóng: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ”

– Đối với em bé: đó là trò chơi thú vị hơn, hay hơn vì những trò chơi ấy bắt nguồn từ tình yêu thương mẹ

⇒ Hình ảnh thiên nhiên “mây”, “sóng” ở đây tượng trưng cho con thích vui chơi, hình ảnh “trăng”, “ bến bờ kì lạ” tượng trưng cho sự dịu dàng dàng và tấm lòng bao la, tình yêu thương con không bờ bến ⇒ Lòng yêu thương mẹ bộc lộ rõ nét hơn nữa

– Hai câu thơ cuối: Hai câu thơ là lời khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt, đó là tình cảm lớn lao được nâng tầm vũ trụ

– Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh biểu tượng, điệp ngữ, câu thơ giàu hình ảnh…(đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu cho thơ Ta-go)

⇒ Hình tượng em bé hiện lên vừa có những nét ngây thơ đáng yêu đồng thời thể hiện thông minh, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thương mẹ thiết tha ⇒ tinh thần nhân văn của Ta-go: ngợi ca vẻ đẹp tình mẫu tử

4. Triết lí qua bài thơ

– Con người không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ từ đời sống, nếu như không có điểm tựa vững chắc, con người rất dễ vướng vào những cám dỗ đó. Tình mẫu tử chính là một điểm tựa vững chắc trong đời người

– Hạnh phúc, đó không phải là những thứ quá xa vời, cũng không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc luôn nằm ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, do chính chúng ta tạo ra

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

– Liên hệ thực tế bản thân

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm bài soạn Mây và sóng ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *