NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO

NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO – Trọn bộ phương trình hóa học, phản ứng hóa học có đủ điều kiện phản ứng và đã cân bằng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học trong chương trình Hóa học cấp 2, 3 giúp bạn học tốt môn Hóa hơn.-NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO

NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO

Phản ứng đốt cháy NH3 + O2 tạo ra NO thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về NH3 có lời giải, mời các bạn đón xem:

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

1. Phương trình phản ứng NH3 ra NO

4NH3 + 5O2 →xt,to 4NO + 6H2O

Phản ứng này thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử.

2. Điều kiện phản ứng NH3 ra NO

Nhiệt độ: 850 – 900oC

Xúc tác: Pt (hoặc Fe2O3, Cr2O3).

3. Cách cân bằng phản ứng NH3 ra NO

N−3H3+O02→to,xtN+2O−2+H2O−2

Chất khử: NH3; chất oxi hoá O2

4×5×N−3→N+2+5eO02+4e→2O−2

Phản ứng hoá học được cân bằng:

4NH3 + 5O2 →xt,to 4NO + 6H2O

4. Hệ thống lí thuyết về NH3

4.1. Cấu tạo phân tử

– Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hiđro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực.

– Những đôi electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử N có độ âm điện lớn hơn.

– Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử H.

– Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên nhân gây ra tính bazơ của NH3.

4.2. Tính chất vật lý

– amonia (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.

– Ở điều kiện thường, 1 lít nước có hòa tan 800 lít amonia.

– Hòa tan NH3 vào nước thu được dung dịch gọi là dung dịch amonia. Dung dịch amonia đậm đặc thường dùng trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (D = 0,91g/cm3).

4.3. Tính chất hóa học

a. Tính bazơ yếu

– Tác dụng với nước

NH3 + H2O ⇄NH4++OH−

⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

Xem thêm  Fe + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O | Fe + H2SO4 ra SO2

⇒ Có thể dùng quỳ tím ẩm để nhận biết khí amonia, quỳ tím ẩm sẽ chuyển thành màu xanh.

– Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch amonia có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó.

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

– Tác dụng với axitmuối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (ammonium chloride)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

b. Tính khử

amonia có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại.

– Tác dụng với oxi

NH3 cháy trong khí oxi cho ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.

4NH3 + 3O2 →to 2N2 + 6H2O

4NH3 + 5O2 →Pt850−900Co 4NO + 6H2O

– Tác dụng với clo

+ Clo oxi hóa mạnh amonia tạo ra nitơ và hiđro clorua:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

+ NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl.

NH3 + HCl → NH4Cl

4.4. Ứng dụng

– Sản xuất nitric acid, các loại phân đạm như urê (NH2)2CO; NH4NO3; (NH4)2SO4; …

– Điều chế hiđrazin (N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa.

– Amoni lỏng dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh.

4.5. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

– Điều chế bằng cách đun nóng muối amoni (ví dụ NH4Cl) với Ca(OH)2.

Phương trình hóa học:

2NH4Cl + Ca(OH)2 →to CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

Lưu ý:

– Để làm khô khí, người ta cho khí amonia vừa tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).

– Khi muốn điều chế nhanh 1 lượng nhỏ khí NH3, người ta thường đun nóng dung dịch amonia đậm đặc.

b. Trong công nghiệp

– Tổng hợp từ nitơ và hiđro, theo phản ứng:

N2 + 3H2 ⇄to, p, xt 2NH3 ΔH<0

– Điều kiện áp dụng:

+ Nhiệt độ: 450 – 500oC.

+ Áp suất cao từ 200 – 300 bar.

+ Chất xúc tác: sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O, …

– Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3 hóa lỏng được tách riêng.

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau:

Xem thêm  KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O | KMnO4 + HCl ra Cl2

N2(khí) + 3H2(khí) 2NH3 ; ∆H= -92kJ/mol

Trong các yếu tố:

(1) Thêm một lượng N­2 hoặc H2.

(2) Thêm một lượng NH3.

(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng.

(4) Tăng áp suất của phản ứng.

(5) Dùng thêm chất xúc tác.

Có bao nhiêu yếu tố làm cho cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Các yếu tố: 1, 4.

+ (1): Thêm lượng N2 hoặc H2 → cân bằng dịch chuyển theo chiều làm giảm N2/ H2(chiều thuận)

+ (2): Thêm NH3→ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm giảm NH3 (chiều nghịch)

+ (3): ∆H= -92 < 0 → phản ứng thuận là tỏa nhiệt → tăng nhiệt độ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch)

+ (4): Tăng áp suất của phản ứng → cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm áp suất (chiều thuận)

+ (5): Chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Câu 2: Oxi hoá NH3 bằng CrO3 sinh ra N2, H2O và Cr2O3. Số phân tử NH3 tác dụng với một phân tử CrO3

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

2NH3 + 2CrO3 → N2 + 3H2O + Cr2O3

→ 1 phân tử NH3 phản ứng với 1 phân tử CrO3.

Câu 3:Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 6,2. Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết rằng hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y hiđro là:

A. 14,76.

B. 18,23.

C. 7,38.

D. 13,48.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

N2 + 3H2 ⇄xtto, P 2NH3

Áp dụng sơ đồ đường chéo cho hỗn hợp N2 và H2 ta có: nN2nH2=23

=> H2 thiếu, hiệu suất phản ứng tính theo H2.

Chọn nN2=2molnH2=3mol

nH2pư = 3.40% = 1,2 mol

→nN2 = 0,4 mol và nNH3sinh ra =0,8 mol.

→M¯YM¯X=nXnY→M¯Y=5.6,2.24,2=14,76

Bảo toàn khối lượng:

→M¯YM¯X=nXnY→M¯Y=5.6,2.24,2=14,76

→ Tỉ khối của Y với H2 là 7,38.

Câu 4:Hợp chất nào sau đây nitơ có số oxi hoá là -3:

A. NO.

B. N2O.

C. HNO3.

D. NH4Cl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

N+2O, N+12O, HN+5O3, N−3H4Cl

Câu 5:Hỗn hợp X gồm N2 và H2 với tỉ lệ mol là 1:4. Nung hỗn hợp X ở điều kiện thích hợp để phản ứng xảy ra. Biết hiệu suất phản ứng là 40%. Phần trăm theo thể tích của amonia (NH3) trong hỗn hợp thu được sau phản ứng là:

Xem thêm  Đề thi vào lớp 10 Tiếng Anh Đà Nẵng năm 2024 (có đáp án)

A. 16,04%.

B. 17,04%.

C. 18,04%.

D. 19,04%.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Dễ thấy hiệu suất tính theo N2

Giả sử XN2: 1 molH2: 4 molnN2phản ứng = 1.40% = 0,4 mol

NH3 + O2 → NO + H2O | NH3 ra NO

→%VNH3=0,80,6+2,8+0,8.100%=19,04%

Câu 6: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ?

A. P2O5.

B. H2SO4 đặc.

C. CuO bột.

D. NaOH rắn.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Chất dùng làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước phải là chất có đặc tính hút nước và không phản ứng với NH3.

→ Dùng NaOH rắn để làm khô khí.

Câu 7: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là

A. (NH4)2CO3.

B. Na2CO3.

C. NH4HCO3.

D. NH4Cl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Người ta dùng muối NH4HCO3 làm bột nở trong thực phẩm.

Câu 8:Có ba dung dịch mất nhãn: NaCl; NH4Cl; NaNO3. Dãy hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được ba dung dịch :

A. Phenol phtalein và NaOH.

B. Cu và HCl.

C. Phenol phtalein; Cu và H2SO4 loãng .

D. Quỳ tím và dung dịch AgNO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánD

Khi cho quỳ tím vào 3 mẫu thử thì chỉ có NH4Cl làm quỳ tím hóa đỏ. Do hiện tượng thủy phân của NH4Cl: NH4++H2O⇄NH3+ H3O+

– Cho AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại thì NaCl tạo kết tủa trắng.

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Câu 9: Cho các thí nghiệm sau :

(1). NH4NO2 →to

(2). KMnO4 →to

(3). NH3 + O2 →to

(4). NH4Cl →to

(5). (NH4)2CO3 →to

(6). AgNO3 →to

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là :

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp ánC

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là (1), (2), (3) và (6).

(1). NH4NO2→t0N2↑+2H2O

(2). 2KMnO4→t0K2MnO4+MnO2+O2↑

(3). 4NH3+3O2→t02N2↑+6H2O

(4). NH4Cl→t0NH3+HCl

(5). NH42CO3→t0CO2+2NH3+H2O

(6). AgNO3→toAg+NO2+12O2

Câu 10: Người ta điều chế phân urê bằng cách cho NH3 tác dụng với chất nào (điều kiện thích hợp):

A. CO2

B. CO

C. HCl

D. Cl2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phân urê là (NH2)CO.

Điều chế:

CO2 + 2NH3 →to, P (NH2)2CO + H2O

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *