Phân tích nhân vật bé Thu (hay, ngắn gọn)

Phân tích nhân vật bé Thu (hay, ngắn gọn) – Tuyển tập 500 bài văn mẫu lớp 9 phân tích, dàn ý, thuyết minh, cảm nhận, nghị luận tác phẩm giúp bạn viết văn hay hơn.-Phân tích nhân vật bé Thu (hay, ngắn gọn)

Phân tích nhân vật bé Thu (hay, ngắn gọn)

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hay nhất, ngắn gọn. Mời các bạn đón đọc:

Phân tích nhân vật bé Thu (hay, ngắn gọn)

Bài giảng: Chiếc lược ngà – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

   Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà

   Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng của không chiến tranh nào có thể tàn phá

1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh trong cuộc gặp gỡ

– Khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn” Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “ má, má”

– Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha

    + Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba

    + Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng

    + Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

    + Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha

2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt

– Trước lúc ông Sáu lên đường

    + Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào

    + Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn

– Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

    + Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa

    + Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi

    + “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

    + Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ

   Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người

   Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha

Phân tích nhân vật bé Thu – mẫu 1

    Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

    Thêm một người trái đất sẽ trật hơn

    Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt”

    Vượt qua khuôn khổ trật hẹp của câu chữ, câu thơ trên đề cao vai trò, ý nghĩa lớn lao của bậc sinh thành đối với con cái. Thật hạnh phúc biết bao với những ai sinh ra và lớn lên luôn có cha, có mẹ bên cạnh. Nhưng cũng thật bất hạnh biết bao khi ai đó sinh ra trên đời đã thiếu vắng tình cảm của mẹ cha. Và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một con người phải chịu cái cảnh bất hạnh như thế.

    Bé Thu sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương bao bọc của mẹ nhưng lại thiếu đi bóng dáng của người cha. Bởi cha bé Thu – ông Sáu đi lính chiến đấu chống giặc, hai cha con chỉ giao tiếp với nhau, nhìn nhận nhau qua một tấm ảnh chụp. Và sau tám năm dòng xa cách, ông Sáu – cha của bé đi lính trở về khi hòa bình lập lại, niềm khát khao của người cha dâng đầy trong lòng ông, lòng nôn nóng vồ vập mong được gặp con và ôm con vào lòng. Nhưng thật trớ trêu thay, bé Thu lại không nhận ông là cha và tỏ thái độ lảng tránh ông. Cảnh gặp gỡ diễn ra trong phút chốc nhưng cũng khiến người đọc không cầm được nước mắt. Đang chơi ở ngoài sân, từ phía xa xa, bỗng có người gọi tên mình, lại xưng là “ba”, Thu “giật mình tròn xoe mắt”. Nó ngơ ngác, lạnh lùng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”. Phản ứng đó của bé Thu là phản ứng rất bình thường và hợp lí. Bởi trước mắt bé bây giờ là hai người đàn ông hoàn toàn xa lạ. Từ khi mới lọt lòng, bé chưa hề biết mặt cha ngoài đời ra sao, tình cảm cha con chỉ được thông qua một tấm ảnh chụp với má nó, nay bỗng có người có một vết sẹo dài trên mặt lại giần giật đỏ ửng lên trông thật dễ sợ (khác với ảnh chụp chung với má) lại xưng “ba”, gọi mình là ‘con” nên phản ứng của bé chạy vụt đi và thất thanh gọi mẹ là điều rất dễ thông cảm. Chẳng phải người lớn vẫn dặn dò con trẻ, không được nghe theo lời người lạ, bởi đó là những ông ba bị chuyên đi lừa và bắt cóc trẻ con hay sao?. Vì thế phản ứng của bé Thu là một thái độ vô cùng chân thực của một đứa trẻ ngây thơ, bé bỏng.

Xem thêm  Top 50 Mở bài Lặng lẽ Sa Pa (hay, ngắn gọn)

    Ba ngày được nghỉ phép ở nhà, ông Sáu dồn hết tìn cảm của người cha cho bé Thu. Ông tìm mọi cách để vỗ về, chiều chuộm con chỉ để nghe một tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng ông càng gần con, bé Thu lại càng xa lánh, thậm chí là phản ứng quyết liệt: Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm hay chắt nước nồi cơm to đang sôi sùng sục trên bếp, bé chỉ nói trổng, nói trống không. Khi ông Sáu gắp cái miếng trứng cá vào chén của bé thì bé lấy đũa soi soi vào chén rồi bất thần hất miếng trứng cá ra ngoài, làm cơm bắn tung tóe ra cả mâm. Bị cha đánh đòn, bé không khóc mà chạy sang nhà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng cho thật to. Bé Thu thật là bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì. Đến bác Ba – người ngoài cuộc cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật”, còn ông Sáu thì không nén được tức giận nên đánh và quát con “Sao mày cứng đầu quá vậy?”. Tuy nhiên, thái độ của bé thu hoàn toàn không đáng trách. Bởi đơn giản là vì bé thấy người cha của hiện tại trước mắt khác với tấm hình chụp chung với má của bé quá. Vả lại Thu còn quá bé bỏng để có thể thấu hiểu được sự khắc nghiệt của cuộc sống, của chiến tranh và người lớn cũng chưa kịp giả thích cho bé hiểu nên bé không tin là người có vết sẹo trên mặt kia là ba của mình. Đồng thời, điều đó cũng chứng tỏ tình cảm sâu sắc của bé dành cho ba. Bé chỉ yêu, chỉ nhận ba khi biết chính xác đó là ba của bé mà thôi.

    Trong đêm bỏ sang nhà ngoại, Thu được bà giải thích về vết sẹo dài trên má của ba đã làm thay đổi cả khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ được giải tỏa, con bé nằm im nghe bà kể rồi “thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, suốt cả một đêm bé không ngủ được, có lẽ vì cảm thấy ân hận và nuối tiếc đã đối xử không tốt với cha mình. Buổi sáng chia tay ấy, trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé khác hoàn toàn mọi khi: “nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”. Khi đối diện với ông Sáu, “đôi mắt mông mông của con bé bỗng xôn xao”, “tình cảm cha con như bỗng trỗi dậy trong người nó”, “nó kêu thét lên: “Ba…a…a…ba!”. Sự khao khát tình cảm cha bị kìm nén suốt mấy năm, nay bỗng bật lên xé tan cả sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, “nghe thật xót xa”. Thế rồi, nó vừa kêu, vừa chạy tới, nhanh như một con sóc, “nó chạy thót lên và dang hai tay ôm lấy cổ ba nó”. Sự xúc động ngẹn ngào đã khiến “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Nó hôn khắp người ông Sáu, “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Sợ cha đi mất, “chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân câu lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Sau khi nghe ông Sáu nói: “Ba đi rồi ba về với con”, bé Thu thét lên: “không!”. Vừa khóc vừa không cho cha đi. Giọt nước mắt ấy là biểu hiện của tình cha con ấm áp, của sự hạnh phúc vỡ òa khi nhận ra cha sau tám năm xa cách, lại vừa xen lẫn cả sự ăn năn, hối hận vì không kịp nhận ra cha sớm hơn chút nữa… Chứng kiến cảnh ngộ ấy, có người đã không cầm được nước mắt, còn bác Ba thì cảm thấy như có bàn tay nắm lấy trái tim mình mà bóp thắt lại…

Xem thêm  Top 50 Mở bài Đoàn thuyền đánh cá (hay, ngắn gọn)

    Qua thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha mình, người đọc thấy được đằng sau sự hồn nhiên, ngây thơ và cứng đầu, bướng bỉnh của bé là tình cảm cha con sâu nặng, bền chặt, thiêng liêng. Đồng thời, người đọc cũng thấy được Nguyễn Quang Sáng là nhà văn rất am hiểu tâm lí và yêu thích trẻ thơ nên mới có những trang văn thật sinh động và cảm động về tình cha con đến như vậy!.

    Tóm lại, qua hình tượng nhân vật bé Thu, chúng ta thấy thật sự thấm thía xót xa và cảm động trước tình cảm cha con họ dành cho nhau. Dù khoảng cách của chiến tranh, của không gian và thời gian sau tám năm ròng xa cách vẫn không thể nào giết chết được tình cảm mà cha con họ hướng về nhau, để rồi khi gặp gỡ, tình cảm bất thử thiêng liêng ấy trỗi dậy mạnh mẽ, khiến người đọc cũng phải cảm động mà rơi nước mắt. Chẳng thế mà, trước khi ông Sáu hi sinh, dù không còn đủ sức trăng trối lại điều gì nhưng tình cảm cha con là không thể chết được, ông Sáu đã rút chiếc lược trong túi áo ra mà đưa cho ông Bà, như muốn nhắn nhủ lời gì đó mà ông không thể cất được thành lời. Và sau ba năm ông Sáu mất, lúc này bé Thu đã trở thành cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm, nhận được chiếc lược ngà mà ông Ba đưa cho, lòng cô không kìm được lòng mình. “Hai giọt lệ sắp rơi xuống bỗng vỡ ra tràn đầy qua đôi mắt”. Và những giọt nước mắt ấy của Thu là giọt nước mắt cho tình phụ tử sâu nặng, bất biến, vĩnh hằng!.

Phân tích nhân vật bé Thu – mẫu 2

   Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Trong tác phẩm nổi bật hơn cả là bé Thu, nhân vật có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.

    Truyện xoay quanh hai tình huống cơ bản: hai cha con gặp lại nhau sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ra ba, khi nhận ra thì anh Sáu lại phải tiếp tục lên đường chiến đấu. Đây là tình huống cơ bản giúp bé Thu thể hiện tình cảm mãnh liệt với cha. Ở khu căn cứ ông dồn hết tình yêu làm chiếc lược ngà cho con nhưng chưa kịp đưa ông đã hi sinh. Tình huống này giúp bộc lộ tình yêu của ông Sáu với con.

    Thu là cô bé được sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt tám năm ròng, cô bé chỉ được sống trong tình yêu thương, sự bao bọc của mẹ, em chưa một lần được gặp ba, mà chỉ nhìn mặt ba qua một tấm ảnh ba chụp chung với má. Thu vẫn luôn mang trong mình khao khát được gặp ba, được sống trong tình yêu của ba. Và có lẽ điều đó sẽ thành hiện thực nếu cuộc gặp gỡ sau tám năm kia không có những éo le trắc trở. Nhưng chỉ vì chiến tranh, một dấu tích để lại trên gương mặt anh Sáu mà con bé nhất quyết không chịu nhận ba. Trước cái dang tay của anh Sáu, Thu thấy vô cùng ngạc nhiên, sau đó là hoảng sợ, mặt nó tái đi, quay đầu bỏ chạy, cầu cứu má. Phản ứng đầu tiên này có thể coi là bình thường, vì sau tám năm vào chiến trường có lẽ anh Sáu đã già dặn đi nhiều nên con bé không nhận ra. Nhưng những ngày sau đó, con bé vẫn luôn tìm cách lảng tránh và nhất quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình. Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. Lúc bị đánh những tưởng nó sẽ khóc, nhìn anh Sáu bằng ánh mắt căm giận, nhưng nó chỉ lặng lẽ gắp cái trứng cá ra rồi bỏ về nhà ngoại. Nó không chấp nhận bất cứ sự quan tâm nào của ông Sáu với nó. Sự ương ngạnh của bé Thu không đáng trách, vì em còn quá nhỏ để hiểu được những ác liệt mà chiến tranh gây ra. Em không tin đó là ba mình vì vết thẹo dài trên má khác với người ba chụp cùng với má trong bức ảnh. Bởi vậy phản ứng quyết liệt của Thu là hợp lí, thể hiện một cá tính mạnh mẽ, tình yêu thương ba vô cùng sâu đậm.

Xem thêm  Fe2O3 + CO → FeO + CO2 ↑ | Fe2O3 ra FeO

    Nhưng khi được nghe bà ngoại giải thích, lí do anh Sáu không giống trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận về hành động của mình, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bà ngoại chính là người giải đáp mọi thắc mắc, cởi nút trong tâm hồn trẻ thơ của Thu. Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lại càng sâu nặng, mãnh liệt bấy nhiêu. Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ: Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ. Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông. Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi. Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộ lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

    Tác phẩm có cốt truyện đơn giản những chi tiết được sắp xếp hợp lí, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đồng thời bộc lộ được cá tính nhân vật. Sự lựa chọn người kể chuyện phù hợp, bác Ba người luôn bên cạnh hai cha con, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, bởi vậy câu chuyện được thuật lại chân thực, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ kể chuyện có sự kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, khiến cho câu chuyện không chỉ hấp dẫn bởi cốt truyện mà còn bị rung động vởi những suy nghĩ, trăn trở của người kể chuyện. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật hết sức đặc sắc, nắm bắt tâm lí trẻ con tài tình, chân thực.

    Qua nhân vật bé Thu tác giả đã thể hiện một cách cảm động tình yêu cha sâu sắc trong hoàn cảnh khắc nghiệt, éo le của chiến tranh. Đồng thời cũng là lời khẳng định, dù chiến tranh xảy ra cũng không thể làm vơi cạn được tình người, tình cảm gia đình. Ngược lại chính trong hoàn cảnh này, tình cảm gia đình lại càng trở nên sâu nặng, tha thiết và cao đẹp hơn.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

chiec-luoc-nga.jsp

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *