Soạn bài Nam quốc sơn hà – ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nam quốc sơn hà | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức – Bản soạn văn 8 Kết nối tri thức ngắn nhất đầy đủ Tập 1 và Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn văn lớp 8.-Soạn bài Nam quốc sơn hà – ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nam quốc sơn hà – ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nam quốc sơn hà trang 69, 70, 71 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8
Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nam quốc sơn hà – ngắn nhất Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Soạn bài Nam quốc sơn hà | Ngắn nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?

Trả lời:

“Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.

Xem thêm  Fe3O4 + HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 +NO ↑ + H2O | Fe3O4 + HNO3 ra NO

Trả lời:

Cách lí giải từ “cư” là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ hơn tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Vì “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?

Trả lời:

Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ: Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản, ranh giới đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời.

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Câu thơ cuối cảnh báo quân giặc nhất định sẽ bại trận “chuốc lấy bại vong” vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời.

Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất với câu thơ: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư vì câu thơ đó mạnh mẽ, khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Xem thêm  Cách xác định góc giữa hai đường thẳng (cực hay)

Câu 6 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?

Trả lời:

Bài học: Nêu cao ý chí và khích lệ tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *