Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam | Soạn văn 10 hay nhất – Hệ thống toàn bộ các bài soạn văn lớp 10 đầy đủ, ngắn gọn, súc tích, hay nhất và bám sát theo nội dung sách giáo khoa.-Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam



Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Câu 1 (Trang 100 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Văn học dân gian là những sáng tác do nhân dân tạo ra trong quá trình lao động, nó mang tính truyền miệng, tập thể với mục đích phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.

Đặc trưng của văn học dân gian:

– Tính truyền miệng: đây là hình thức lưu truyền, phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết (nền văn học viết)

– Tác phẩm tiêu biểu đã học: sử thi Đăm Săn (Ê-đê), truyện thơ Tiễn dặn người yêu, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, các bài ca dao, truyện cười, truyện ngụ ngôn

– Tính tập thể: Văn học dân gian là sản phẩm chung của nhiều người trong quá trình truyền miệng có dị bản.

– Tính thực tế: phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng

Câu 2 (Trang 100 sgk ngữ văn 10 tập 1): Văn học dân gian Việt Nam gồm: sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, trò diễn mang tích truyện)

Đặc trưng văn học dân gian:

Sử thi

– Những câu chuyện kể về các vị anh hùng, những vấn đề có ý nghĩa với đời sống cộng đồng.

– Đặc điểm nghệ thuật:

   + Tác phẩm có quy mô lớn

   + Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về trí tuệ, sức mạnh cơ bắp

   + Sự trùng điệp câu văn, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, phóng đại.

Truyền thuyết

Những câu chuyện kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan tới lịch sử) thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân.

Nghệ thuật:

Xem thêm  Top 20 Bài văn phân tích tác phẩm truyện Những ngôi sao xa xôi (siêu hay)

   + Văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải

   + Sự tham gia của những chi tiết, sự việc có tính huyền bí, thiêng liêng

Truyện cổ tích

Phản ánh ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội thông qua truyện kể về những con người bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, ngốc nghếch…)

Nghệ thuật:

   + Hình tượng nhân vật xây dựng dựa trên hư cấu

   + Có sự tham gia của các chi tiết hoang đường, kì ảo

   + Có kết cấu quen thuộc: nhân vật chính gặp nạn, vượt qua, hưởng hạnh phúc

Truyện cười

Tạo nên tiếng cười mỉa mai, châm biếm thói xấu của con người với mục đích để giáo dục, giải trí

Nghệ thuật:

– Dung lượng ngắn, logic, kết thúc bất ngờ, gây cười.

Truyện thơ

Diễn tả tâm trạng, suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng xã hội bị tước đoạt.

Nghệ thuật

– Có tính tự sự, dung lượng dài

– Thường sử dụng hình ảnh so sánh, ví von, biện pháp điệp từ, điệp cú pháp để nhấn mạnh

Câu 3 (Trang 100 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam | Soạn văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam | Soạn văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam | Soạn văn lớp 10

Câu 4 (Trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 1):

a, Ca dao than thân là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ, thân phận của họ bị phụ thuộc, bị xem thường bởi những thế lực trong xã hội.

   + Họ bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc, những giá trị của họ không được biết đến.

   + Ca dao thường sử dụng: hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận, số kiếp

– Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập tới tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ, ước mong gặp nhau của đôi lứa…

   + Biểu hiện qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: khăn tay, ngọn đèn, cây cầu, con thuyền, gừng cay- muối mặn…

Ca dao hài hước: tiếng cười tự trào, thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người dân lao động, hoặc là tiếng cười phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

b, Các biện pháp nghệ thuật phổ biến trong ca dao:

– Mô thức mở đầu được lặp lại: thân em, em như, cô kia, ước gì…

– Sử dụng nhiều mô tip biểu tượng: con thuyền- bến nước, gừng cay –muối mặn, ngọn đèn, cây cầu, tấm khăn…

Xem thêm  5+ Mở bài Tây Tiến (hay, ngắn gọn)

– Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản

– Sử dụng thể thơ lục bát

– Ngôn ngữ gần gũi, thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhưng mang hàm nghĩa sâu xa

Bài 1 (Trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 1):

Cảnh Đăm San múa khiên, đoạn cuối tả hình ảnh, sức khỏe chàng

– Trong ba đoạn, nổi bật nhất nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:

   + Thủ pháp so sánh:

Chàng múa trên cao gió như bão

Chàng múa dưới thấp, gió như lốc

Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực

– Thủ pháp phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, khi chàng múa nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh dễ bật tung…

– Thủ pháp trùng điệp: Nội dung và cách thức thể hiện. Các hành động, đặc điểm của Đăm San luyến láy nhiều lần tạo nên sự kì vĩ, lớn lao

   + Chàng vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây

– Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật cùng trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi

Bài tập 2 (trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 1):

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam | Soạn văn lớp 10

Bài 3 (Trang 101 sgk ngữ văn 10 tập 1):

Đặc sắc trong truyện Tấm Cám khắc họa được hình tượng Tấm, kiểu nhân vật chức năng

   + Ban đầu, Tấm thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc, luôn bị hà hiếp, bắt nạt (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc, Tấm bị phụ thuộc vào thế lực bên ngoài.

– Giai đoạn sau, Tấm kiên quyết đấu tranh để giành lấy cuộc sống hạnh phúc (chim vàng anh, khung cửi…). Tấm biết tự mình đấu tranh

– Tấm dần ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn căng thẳng được giải quyết bằng đấu tranh. Như vậy có sự phát triển trong hành động, ý thức của nhân vật, điều này khẳng định sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch

Bài 4 (Trang 102 sgk ngữ văn 10 tập 1):

Xem thêm  Soạn bài Tỏ lòng (trang 59) - Cánh diều

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam | Soạn văn lớp 10

Bài 5 (Trang 102 sgk ngữ văn 10 tập 1)

–     Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

    Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

    Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

–     Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

–    Chiều chiều ra đứng Sơn Trà

Lòng ta thương bạn nước mắt và trộn cơm

–     Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng

Mở đầu các bài ca dao như vậy có tác dụng nhấn mạnh và tạo thói quen để người nghe dễ tiếp nhận

b, Các hình ảnh so sánh ẩn dụ trong các bài ca dao: thân em- củ ấu gai, thân em- giếng giữa đàng, ta – sao Vượt, mặt trăng- Mặt trời, sao hôm- sao mai

Nhân dân lao động sử dụng các hình ảnh thực tế trong lao động sản xuất hằng ngày. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

c, – Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

“Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”

–     Bao giờ trạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Bài 6 (trang 102 sgk ngữ văn 10 tập 1)

– Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

– Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *