Nội dung bài viết
Chính tả Tiếng Việt lớp 5 trang 89 Cửa sông | Chính tả lớp 5 – Tuyển chọn giải Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.-Tiếng Việt lớp 5 trang 89 Cửa sông | Chính tả lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 trang 89 Cửa sông | Chính tả lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 trang 89 Cửa sông
Lời giải bài tập Chính tả: Cửa sông trang 89 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết
sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Câu 1 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Nhớ – viết: Cửa sông (từ Nơi biển tìm về với đất… đến hết).
Trả lời:
Nhớ – viết: Cửa sông (từ Nơi biển tìm về với đất… đến hết)
Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vùng nước lợ nông sâu.
Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non.
Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm các tên riêng trong những đoạn trích và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào.
Trả lời:
Các tên riêng trong đoạn trích:
Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-môn Hin-la-ri, Ten-sing, No-rơ-gay.
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-ret, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của một bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp.
Giải thích các viết: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. (Viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 khác:
Trắc nghiệm Chính tả: Ai là thủy tổ của loài người; Lịch sử ngày quốc tế lao động; Cửa sông (có đáp án)
Câu 1: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống sao cho hợp lí:
Ai là thủy tổ của loài người?
Theo một truyền thuyết, đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông
và bà
. Ở
cũng có truyện thần
dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người
, vị thần tạo ra con người là thần
. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài
, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.
Lời giải:
Ai là thủy tổ của loài người?
“Theo một truyền thuyết, Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Ở Trung Quốc cũng có truyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra-hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.”
Câu 2: Dưới đây là một số nhận định về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Con xét xem đâu là nhận định đúng?
☐ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
☐ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Chú ý giữa các tiếng tạo thành tên riêng đó cần có gạch nối.
☐ Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng của Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
☐ Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài, đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt để phân biệt nó với những tên riêng của Việt Nam chúng ta vẫn cần phải thêm các gạch nối giữa các từ.
Lời giải:
Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài:
– Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
– Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng của Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3
Câu 3: Địa danh nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. Hi-ma Lay-a
B. Hi-rô Si-ma
C. Oa-Sinh-Tơn
D. Pa-ri
Lời giải:
Địa danh viết đúng chính tả đó là: Pa-ri
Đáp án đúng: D. Pa-ri
Câu 4: Tên người nước ngoài nào được viết đúng chính tả?
A. Nen-xơn-man Đê-la
B. Ê Mi Li
C. Mo-ri-xơn
D. A lếch xây
Lời giải:
Tên người nước ngoài được viết đúng chính tả là: Mo-ri-xơn.
Đáp án đúng: C. Mo-ri-xơn
Câu 5: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống phù hợp:
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Ngày 1-5-1886, công dân thành phố Chi-ca-gô, , xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 ngày một giờ. Từ
, làn sóng bãi công nhanh lan ra các thành phố Niu Y-oóc,
, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Lời giải:
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
“Ngày 1-5-1886, công dân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 ngày một giờ. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công nhanh lan ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.”
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
Các chủ đề khác nhiều người xem
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn