Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 (cách giải + bài tập)

Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 (cách giải + bài tập) – Chuyên đề các dạng bài tập Hóa học với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập môn Hóa.-Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 (cách giải + bài tập)

Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện
đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính hóa trị của nguyên tố.

Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 (cách giải + bài tập)

A. Lý thuyết và phương pháp giải

– Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

– Thông thường, hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị bằng số electron hoá trị mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tử khác.

– Trong hợp chất, H luôn có hoá trị I, O luôn có hoá trị II.

– Để tính hoá trị của một nguyên tố, sử dụng quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của B.

– Tổng quát: Hợp chất có dạng: AaxBby, với:

+ A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

Xem thêm  Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 21

+ a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

+ x, y là chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

– Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

Suy ra:

+ Biết x, y và a thì tính được b=a.xy

+ Biết x, y và b thì tính được a=y.bx

– Hoá trị của một số nhóm nguyên tử:

Tên nhóm

Hoá trị

Hydroxide (OH); nitrate (NO3)

I

Sulfate (SO4); Carbonate (CO3)

II

Phosphate (PO4)

III

B. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Hoá trị của C trong hợp chất CCl4 là (biết trong hợp chất này Cl có hóa trị I)

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Gọi hóa trị của C là x ta có: x.1 = I.4 ⇒ x = IV.

Vậy C có hóa trị IV, trong hợp chất CCl4.

Ví dụ 2: Hoá trị của Si trong hợp chất SiO2

A. IV.

B. III.

C. II.

D. I.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Gọi hóa trị của Si là y ta có: y.1 = II.2 ⇒ x = IV.

Vậy Si có hóa trị IV, trong hợp chất SiO2.

Ví dụ 3: Hoá trị của P trong hợp chất PH3

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 3.I suy ra a = III.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 là (biết Cl hóa trị I)

Xem thêm  Tính khối lượng phân tử lớp 7 (cách giải + bài tập)

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 2: Hóa trị của C trong hợp chất carbon dioxide là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 3: Hóa trị của nhóm (PO4) trong hợp chất H3PO4

A. IV.

B. III.

C. II.

D. V.

Câu 4: Fe có hóa trị II trong chất nào sau đây?

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe.

D. FeCl3.

Câu 5: Trong hợp chất P2O3, hoá trị của P là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 6: Biết nhóm hydroxide (OH) có hóa trị I, công thức hóa học nào sau đây là sai?

A. NaOH.

B. CaOH.

C. KOH.

D. Fe(OH)3.

Câu 7: Biết trong hợp chất K2SO4 thì K có hóa trị I. Hóa trị của nhóm (SO4) là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Câu 8: Biết Cl có hoá trị I, Mg có hoá trị II, mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với số nguyên tử Cl là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9: Nguyên tố A có hóa trị III, nguyên tố B có hóa trị II. Tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố đó là

A. 1 : 2.

B. 2 : 3.

C. 3 : 2.

D. 2 : 1.

Câu 10: Hóa trị của C trong hợp chất methane có trong hình dưới đây là

Tính hóa trị của nguyên tố lớp 7 (cách giải + bài tập)

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Xem thêm Phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học hay, chi tiết khác:

Xem thêm  Cách giải bài tập tính theo phương trình hóa học (cực hay, chi tiết)


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *