Tính nhanh, tính hợp lí lớp 6 (cách giải + bài tập)

Tính nhanh, tính hợp lí lớp 6 (cách giải + bài tập) – Chuyên đề các dạng bài tập Toán 6 sách mới với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Toán 6.-Tính nhanh, tính hợp lí lớp 6 (cách giải + bài tập)

Tính nhanh, tính hợp lí lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính nhanh, tính hợp lí lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện
đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính nhanh, tính hợp lí.

Tính nhanh, tính hợp lí lớp 6 (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

* Các tính chất của phép cộng như sau:

+ Tính giao hoán: a + b = b + a.

+ Tính kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).

+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

+ Cộng với số đối: a + (-a) = 0

* Để tính nhanh, tính hợp lí giá trị một biểu thức ta có thể làm theo các cách sau:

– Áp dụng các tính chất của phép cộng để nhóm các số lại với nhau sao cho tổng của mỗi nhóm là một số tròn trục, tròn trăm…

– Nhóm các số lại với nhau sao cho mỗi nhóm có cùng kết quả, sau đóthực hiện cộng các số đã nhóm.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Tính nhanh

a) 125 + 54 + (-125) + 46;

b) (-67) + (-111) + 67 + 71

Hướng dẫn giải:

a) 125 + 54 + (-125) + 46 = [125 + (-125)] + (54 + 46) = 0 + 100 = 100

b) (-67) + (-111) + 67 + 71 = [(-67) + 67] + [(-111) + 71] = 0 + -(111 – 71) = 0 – 40 = -40

Xem thêm  Tính chất hóa học của methyl metacrylat C3H5COOCH3 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Ví dụ 2. Tính một cách hợp lí:

a) 24 – (-136) – (-70) + 15 + (-115);

b) 37 – (-43) + (-85) – (-30) +15.

Hướng dẫn giải:

a) 24 – (-136) – (-70) + 15 + (-115) = 24 + 136 + 70 + 15 + (-115)

                                                         = (24 + 136) + 70 + [15 + (-115)]

                                                         = 160 + 70 – (115 – 15)

                                                      = 160 + 70 – 100 = 230 – 100 = 130.

b) 37 – (-43) + (-85) – (-30) + 15 = 37 + 43 + (-85) + 15 – (-30)

                                                  = (37 + 43) + [(-85) + 15] + 30

                                                     = 80 – (85 – 15) + 30

                                                  = 80 – 70 + 30

                                                 = 10 + 30 = 40.

Ví dụ 3. Tính tổng sau:

a) 9 + (-10) + 11 + (-12) + 13 + (-14) + 15 + (-16) + 17 + (-18) + 19 + (-20)

b) 1 – 2 + 3 – 4 + 5 – 6 + 7 – 8 + …. + 99 – 100.

Hướng dẫn giải:

a) 9 + (-10) + 11 + (-12) + 13 + (-14) + 15 + (-16) + 17 + (-18) + 19 + (-20)

= [9 + (-10)] + [11 + (-12)] + [13 + (-14)] + [15 + (-16)] + [17 + (-18)] + [19 + (-20)]

= (-1) + (-1) + (-1) + (-1) + (-1) + (-1)

= -6.

b) 1 – 2 + 3 – 4 + 5 – 6 + 7 – 8 + …. + 99 – 100

= (1 – 2) + (3 – 4) + (5 – 6) + (7 – 8) + …. + (99 – 100)

= [1 + (-2)] + [3 + (-4)] + [5 + (-6)] + [7 + (-8)] + … + [99 + (-100)]

Xét số số hạng của dãy: 1; 2; 3; …; 100: (100 – 1): 1 + 1 = 100 số nên sẽ có 50 cặp.

= (-1) + (-1) + (-1) + (-1) +… + (-1) (50 số (-1))

= -50.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính nhanh: S = (56 – 1248) + 1248. Giá trị của S là:

A. 50;

Xem thêm  Top 50 Phân tích Vội vàng (hay nhất)

B. 56;

C. 42;

D. -42.

Bài 2. Thực hiện phép tính 34 + (-12) + (-22) + 50 một cách hợp lí cho ta kết quả là?

A. -35;

B. 39;

C. 34;

D. 50.

Bài 3. Cho N = 63 + (-128) – 50 + 37 – (-128). Chọn phát biểu đúng?

A. N > 40;

B. N < -30;

C. N = 0;

D. N < 30.

Bài 4.  Cho A = 5 + (-18) + 95 + (-82) + 100 và B = 45 + 48 + (-25) + (-23) + 65. Hãy so sánh A và B?

A. A < B;

B. A > B;

C. A = B;

D. A < 0 < B.

Bài 5. Kết quả của phép tính 2 – 4 + 6 – 8 + 10 – 12 + 14 – 16 + 18 – 20 là.

A. Số nguyên âm;

B. Số nguyên dương;

C. Số lớn hơn 3;

D. Số 0.

Bài 6. Cho D = 203 – (-97) – (-80) + 245 + (-345). Số tự nhiên nhỏ nhất mà số đó lớn hơn D là?

A. 278;

B. 279;

C. 280;

D. 281.

Bài 7. Cho E = (-2) + (-4) + (-6) + (-8) + (-10) + 8 + 10 + 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. E = 0;

B. -2 < E < 0;

C. 2 < E < 5;

D. E = 4.

Bài 8. Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào có giá trị lớn nhất?

M = 123 + (-203) + 77 + 203 + 50;

N = 215 – (-85) + 50 + (-67) + 45 + 22;

P = 230 – 30 + 105 + 30 + 70;

O = 37 – (-63) + 340 + 265 + (-280) + (-60).

A. M

B. N;

C. P;

D. O.

Bài 9. Cho A = 64 + x + (-37) + 22 + 15 + 25. Tính A biết x = 75.

A. 196;

B. 164;

C. -196;

D. -176.

Bài 10. Cho A = (-1) + (-2) + 3 + 4 + (-5) + (-6) + 7 + 8 + … + (-97) + (-98) + 99 + 100. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem thêm  Bài 3 trang 51 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 6

A. A = 50;

B. 110 < A < 125;

C. A = 100;

D. A = 50.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *