Nội dung bài viết
Toán lớp 5 trang 118 (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều – Trọn bộ lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết đầy đủ Số học và Hình học giúp học sinh biết cách làm bài tập Toán lớp 5.-Toán lớp 5 trang 118 (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Toán lớp 5 trang 118 (sách mới) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Lời giải Toán lớp 5 trang 118 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết
sẽ giúp học sinh lớp 5 biết cách làm bài tập Toán lớp 5 trang 118.
Giải Toán lớp 5 trang 118 (sách mới)
Lưu trữ: Giải Toán lớp 5 trang 118 Mét khối (sách cũ)
Giải Toán lớp 5 trang 118 Mét khối – Cô Lê Thị Thúy (Giáo viên Meraki Center)
Giải Toán lớp 5 trang 118 Bài 1: a) đọc các số đo: 15m3; 205m3; m3; 0,911 m3
b)Viết các số đo thể tích: bảy nghìn hai trăm mét khối; bốn trăm mét khối; một phần tám mét khối; không phảy không năm mét khối.
Để đọc (hoặc viết) các số đo diện tích ta đọc (hoặc viết) số đo thể tích trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích sau.
Lời giải:
a) 15m3: mười lăm mét khối
205m3: hai trăm linh năm mét khối
m3: hai mươi lắm phần trăm mét khối
0,911 m3: không phảy chín trăm mười một mét khối.
b) 7200m3; 400m3; m3; 0,05 m3
1cm3; 5,216cm3; 13,8cm3; 0,22cm3.
b) viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng – xi – mét khối:
1dm3; 1,969dm3; m3; 19,54m3.
Ghi chú: CTGT bỏ câu (a) của câu này.
– 1m3 = 1000dm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta nhân số đó với 1000.
– 1dm3 = 1000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị xăng-ti-mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chia số đó cho 1000.
– 1m3 = 1 000 000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta nhân số đó với 1 000 000.
Lời giải:
a) 1cm3 = 1/1000dm3 (hoặc 0,001dm3)
5,216cm3 = 5216dm3
13,8cm3 = 13800dm3
0,22cm3 = 220dm3
b) 1dm3 = 1000cm3
1,969dm3 = 1969cm3
m3 = 250000cm3
19,54m3 = 19540000cm3
Nói thêm: khi đổi số đo thể tích, cứ mỗi lần chuyển sang đơn vị liền sau ta dịch dấu phẩy sang phải 3 chữ số.
ví dụ: 19,54 m3 = …cm3 (?)
từ m3 đến cm3 ta phải chuyển sang đơn vị kết tiếp 2 lần:
m3 → dm3 → cm3
vậy ta phải dịch dấu phảy sang phải:
3 x 2 = 6 (chữ số)
19,54 → 19540, → 19540000,
Do đó: 19,54m3 = 19540000cm3.
– Lần lượt xếp các hộp hình lập phương có cạnh 1dm vào trong thùng, sau khi xếp 2 lớp hình lập phương cạnh 1dm thì vừa đầy hộp.
– Tính số hình lập phương có trong 1 lớp :
5 × 3 = 15 hình lập phương.
– Tình số hình lập phương cần xếp để đầy thùng = số hình lập phương có trong 1 lớp × 2.
Lời giải:
Sau khi xếp đầy hộp ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3.
Mỗi lớp có số hình lập phương 1dm3 là:
5 × 3 = 15 (hình)
Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:
15 × 2 = 30 (hình)
Đáp số: 30 hình.
Bài giảng: Mét khối – Cô Phan Giang (Giáo viên Meraki Center)
Tham khảo giải Vở bài tập Toán lớp 5:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Thể tích của một hình Xăng-ti-mét khối, Đề-xi-mét khối, Mét khối
1. Thể tích của một hình
2. Xăng-ti-mét khối. Đề- xi-mét khối. Mét khối
Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối.
Nhận xét:
– Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
– Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị bé hơn tiếp liền.
Trắc nghiệm Toán lớp 5 Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. Mét khối (có đáp án)
Câu 1: Xăng-ti-mét khối được viết tắt là:
A. cm
B. cm2
C. cm3
D. m3
Xăng-ti-mét khối được viết tắt là cm3.
Câu 2: Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
Vậy phát biểu trên là đúng.
Câu 3: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào dùng để đo thể tích?
A. m3
B. dm3
C. cm3
D. A, B, C đều đúng
Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối (cm3), đề-xi-mét khối (dm3), mét khối (m3), …
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Bạn Hà nói: “25dm3 đọc là hai mươi lăm đề-xi-mét”. Hà nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Hà đã đọc sai tên đơn vị đo thể tích. 25dm3 đọc là hai mươi lăm đề-xi-mét khối.
Vậy Hà nói chưa đúng.
Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
Thể tích hình A … thể tích hình B.
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng
Hình A có 3 hình lập phương nhỏ, hình B cũng có 3 hình lập phương nhỏ.
Vậy thể tích hình A bằng thể tích hình B.
Câu 6: Cho hai hình C và D như hình vẽ:
Hình nào có thể tích lớn hơn?
A. Hình C
B. Hình D
C. Thể tích hai hình bằng nhau
Hình C có hai lớp, mỗi lớp có 6 hình lập phương nhỏ.
Hình C có số hình lập phương nhỏ là:
6 × 2 = 12 (hình)
Hình D có hai lớp, mỗi lớp có 8 hình lập phương nhỏ.
Hình D có số hình lập phương nhỏ là:
8 × 2 = 16 (hình)
Ta có 12 < 16
Vậy hình D có thể tích lớn hơn hình C.
Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống:
3 dm3 = cm3
Ta có: 1dm3 = 1000cm3, mà 1000 × 3 = 3000 nên 3dm3 = 3000cm3.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 3000.
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất:
35000 dm3 = … cm3
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 3,5
B. 35
C. 350
D. 3500
Ta có: 1cm3 = 1000dm3.
Nhẩm: 35000 : 1000 = 35.
Vậy 35000dm3 = 35cm3.
Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn