Toán lớp 5 trang 122, 123 (sách mới)

Toán lớp 5 trang 122, 123 (sách mới) – Trọn bộ lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết đầy đủ Số học và Hình học giúp học sinh biết cách làm bài tập Toán lớp 5.-Toán lớp 5 trang 122, 123 (sách mới)



Toán lớp 5 trang 122, 123 (sách mới)



Lời giải Toán lớp 5 trang 122, 123 sách mới Kết nối tri thức hay, chi tiết
sẽ giúp học sinh lớp 5 biết cách làm bài tập Toán lớp 5 trang 122, 123.

Giải Toán lớp 5 trang 122, 123 (sách mới)

Giải sgk Toán lớp 5 trang 122

Giải sgk Toán lớp 5 trang 123




Lưu trữ: Giải Toán lớp 5 trang 122, 123 Thể tích hình lập phương (sách cũ)

Giải Toán lớp 5 trang 122, 123 Thể tích hình lập phương – Cô Nguyễn Anh (Giáo viên Meraki Center)

Giải Toán lớp 5 trang 122 Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Toán lớp 5 trang 122, 123 Thể tích hình lập phương

Áp dụng các công thức:

– Diện tích một mặt = cạnh × cạnh. 

– Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6.

– Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.

Lời giải:

+) Hình lập phương (1) và (2) học sinh tự tính.

+) Hình lập phương (3):

Vì 36=6×6 nên cạnh hình lập phương dài 6cm6cm.

Diện tích toàn phần là: 

36×6=216(cm2)

Thể tích hình lập phương là: 

6×6×6=216(cm3)

+) Hình lập phương (4):

Diện tích một mặt là:

600:6=100(dm2)

Vì 100=10×10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm

Thể tích hình lập phương là:

10×10×10=1000(dm3)

Ta có kết quả như sau:

Toán lớp 5 trang 122, 123 Thể tích hình lập phương

Giải Toán lớp 5 trang 122 Bài 2: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. mỗi đề – xi – mét khối kim loại cân nặng 15kg. Hỏi khổi kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?

– Tính thể tích khối kim loại ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

– Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.

– Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).

Lời giải:

Tóm tắt

Khối kim loại hình lập phương cạnh 0,75 m

Xem thêm  Toán lớp 5 trang 136 (chương trình mới)

Mỗi dm3: 15 kg

Khối kim loại: …kg?

Bài giải

Thể tích khối kim loại đó là:

0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3)

0,421875 m3 = 421,875 dm3

Khối kim loại đó cân nặng:

15 x 421, 875 = 6328,125 (kg)

Đáp số: 6328,125kg

Giải Toán lớp 5 trang 122 Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên . Tính:

a) Thể tích hình hộp chữ nhật

b) Thể tích hình lập phương

Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3

– Tính thể tích hình hộp chữ nhật : V=a×b×c, trong đó a,b,ca,b,c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.

– Tính thể tích hình lập phương: V=a×a×a, trong đó aa là độ dài cạnh hình lập phương.

Lời giải:

a, Thể tích hình hộp chữ nhật là:

8 x 7 x 9 = 504 (cm3)

b, Cạnh hình lập phương dài:

Toán lớp 5 trang 122, 123 Thể tích hình lập phương= 8 (cm)

Vậy thể tích hình lập phương là:

8 x 8 x 8 = 512 (cm3)

Đáp số: a, 504cm3 và b, 512cm3

Bài giảng: Thể tích hình lập phương – Cô Phan Giang (Giáo viên Meraki Center)

Tham khảo giải Vở bài tập Toán lớp 5:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Thể tích hình lập phương

1. Thể tích hình lập phương

Quy tắc:Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Thể tích hình lập phương lớp 5 hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 5

V = a × a × a

2. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính thể tích hình lập phương khi biết độ dài cạnh

Phương pháp: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Ví dụ. Tính thể tích hình lập phương có cạnh 10cm.

Bài giải

Thể tích của hình lập phương là:

10 × 10 × 10 = 1000 (cm3)

Đáp số: 1000cm3

Dạng 2: Tính thể tích hình lập phương khi diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần

Phương pháp: Tính diện tích một mặt sau đó tìm lập luận để tìm độ dài cạnh.

Ví dụ. Một hộp phấn hình lập phương có diện tích toàn phần là 96cm2. Tính thể tích của hộp phấn đó. 

Bài giải

Diện tích một mặt của hình lập phương là:

96 : 6 = 16 (cm2)

Vì 36 = 4 × 4 nên cạnh của hình lập phương là 4cm.

Thể tích của hộp phấn đó là:

4 × 4 × 4 = 64 (cm3)

Đáp số: 64cm3

Dạng 3: Tính độ dài cạnh khi biết thể tích

Phương pháp: nếu tìm một số a mà a x a x a = V thì độ dài cạnh hình lập phương là a.

Xem thêm  Triolein + H2 | (C17H33COO)3C3H5 + H2 → (C17H35COO)3C3H5

Ví dụ. Tính độ dài cạnh của hình lập phương biết rằng thể tích của hình lập phương đó là 512cm3.

Bài giải

Vì 512 = 8 × 8 × 8 nên cạnh của hình lập phương đó là 8cm.

Đáp số: 8cm

Dạng 4: So sánh thể tích của một hình lập phương với thể tích một một hình hộp chữ nhật hoặc với một hình lập phương khác

Phương pháp: Áp dụng công thức để tính thể tích từng hình rồi so sánh.

Ví dụ. Hình hộp chữ nhật có độ dài ba cạnh lần lượt là 6, 7, 8 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Hỏi hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu xăng – ti – mét khối?

Bài giải

Cạnh của hình lập phương là:

(6 + 7 + 8) : 3 = 7 (cm)

Thể tích của hình lập phương là:

7 × 7 × 7 = 343 (cm3)

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

6 × 7 × 8 = 336 (cm3)

Vì 343cm3 > 336cm3 nên hình lập phương có thể tích lớn hơn và lớn hơn số xăng-ti-mét khối là:

343 – 336 = 7 (cm3)

Đáp số: 7cm3

Dạng 5: Toán có lời văn

Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.

Ví dụ. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài giải

Đổi: 0,75m = 7,5dm

Thể tích của khối kim loại đó là:

7,5 × 7,5 × 7,5 = 421,875 (dm3)

Khối kim nặng có cân nặng là:

421,875 × 15 = 6328,125 (kg)

Đáp số: 6328,125kg


Trắc nghiệm Toán lớp 5 Thể tích hình lập phương (có đáp án)

Câu 1: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy độ dài một cạnh nhân với 3. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Vậy phát biểu trên là sai.

Câu 2: Hình lập phương có cạnh là a thì thể tích V của hình lập phương đó là:

A.V = a × a

B.V = a × a × 4

C.V = a × a × 6

D.V = a × a × a

Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Xem thêm  Top 30 phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

Hình lập phương có cạnh là a thì thể tích VV = a × a × a.

Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho hình lập phương có cạnh 8dm.

Vậy thể tích của hình lập phương đó là Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải dm3.

Thể tích hình lập phương đó là:

8 x 8 x 8 = 512 (dm3)

Đáp số: 512dm3

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 512.

Câu 4: Cho hình lập phương có số đo như hình vẽ:

Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải

Thể tích của hình lập phương trên là:

A. 74088cm3

B. 74098cm3

C. 74188cm3

D. 74198cm3

Đổi: 4dm 2cm = 42cm

Thể tích hình lập phương đó là:

42 x 42 x 42 = 74088 (cm3)

Đáp số: 74088cm3.

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một khối kim loại hình lập phương có độ dài cạnh là 0,16m.

Thể tích của khối kim loại đó là Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải cm3.

Đổi: 0,16m = 16cm

Thể tích hình lập phương đó là:

16 x 16 x 16 = 4096 (cm3)

Đáp số: 4096cm3

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 4096.

Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 150cm2.

Vậy thể tích hình lập phương đó là Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải cm3.

Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:

150 : 6 = 25 (cm2)

Mà 5 x 5 = 25 nên độ dài một cạnh của hình lập phương đó là

Thể tích của hình lập phương đó là:

5 x 5 x 5 = 125 (cm3)

Đáp số: 125cm3

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 125.

Câu 7: Điền 3số thích hợp vào ô trống:

Một hình lập phương có thể tích là 216dm3.

Vậy độ dài cạnh hình lập phương đó là Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải dm.

Ta có: 6 × 6 × 6 = 216 nên độ dài cạnh hình lập phương đó là 6ddm.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 6.

Câu 8: Cho hình hộp chữ nhật và hình lập phương có số đó như hình vẽ. Hỏi hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu xăng-ti-mét khối?

Bài tập Thể tích hình lập phương Toán lớp 5 có lời giải

A. Hình lập phương; 10,475cm3

B. Hình lập phương; 14,75cm3

C. Hình hộp chữ nhật; 10,475cm3

D. Hình hộp chữ nhật; 14,75cm3

Thể tích hình lập phương là:

7,5 x 7,5 x 7,5 = 421,875 (cm3)

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

11 x 4,4 x 8,5 = 411,4 (cm3)

Mà 421,875cm3 > 411,4cm3

Vậy thể tích hình lập phương lớn hơn và lớn hơn số xăng-ti-mét khối là:

421,875 – 411,4 = 10,475 (cm3)

Đáp số: Hình lập phương; 10,475cm3.

Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác:




Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *