Nội dung bài viết
Toán lớp 5 trang 93, 94 (chương trình mới) – Trọn bộ lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết đầy đủ Số học và Hình học giúp học sinh biết cách làm bài tập Toán lớp 5.-Toán lớp 5 trang 93, 94 (chương trình mới)
Toán lớp 5 trang 93, 94 (chương trình mới)
Lời giải Toán lớp 5 trang 93, 94 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết
sẽ giúp học sinh lớp 5 biết cách làm bài tập Toán lớp 5 trang 93, 94.
Giải Toán lớp 5 trang 93, 94 (sách mới)
Giải sgk Toán lớp 5 trang 93
Giải sgk Toán lớp 5 trang 94
Lưu trữ: Giải Toán lớp 5 trang 93, 94 Diện tích hình thang (sách cũ)
Giải Toán lớp 5 trang 93, 94 Diện tích hình thang – Cô Lê Thị Thúy (Giáo viên Meraki Center)
Giải Toán lớp 5 trang 93 Bài 1: Tính diện tích hình thang biết:
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 8cm; chiều cao là 5cm.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4m và 6,6m; chiều cao là 10,5m.
Áp dụng công thức tính diện tích hình thang:
S = (a + b) x h 2
trong đó S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao.
Lời giải:
a, Diện tích hình thang là:
= 50 (cm2)
b, Diện tích hình thang là:
= 84 (m2)
Giải Toán lớp 5 trang 94 Bài 2: Tính diện tích mỗi hình thang sau:
Áp dụng công thức tính diện tích hình thang:
S = (a + b) x h 2
trong đó S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao.
Lời giải:
a, Diện tích hình thang là:
= 32,5 (cm2)
b, Diện tích hình thang là:
= 20 (cm2)
– Tính chiều cao = (đáy lớn + đáy bé) : 2
– Diện tích thửa ruộng = (đáy lớn + đáy bé) × chiều cao : 2.
Lời giải:
Tóm tắt:
Hai đáy: 110m và 90,2m.
Chiều cao: bằng trung bình cộng 2 đáy.
Diện tích: … m2 ?
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là
= 100,1 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
= 10020,01 (m2)
Đáp số: 10020,01 (m2)
Bài giảng: Diện tích hình thang – Cô Phan Giang (Giáo viên Meraki Center)
Tham khảo giải Vở bài tập Toán lớp 5:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Hình thang. Diện tích hình thang
1. Hình thang
a) Định nghĩa
Hình thang ABCD có:
– Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC.
– Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.
Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
Chú ý: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
b) Đường cao của hình thang
2. Diện tích hình thang
Quy tắc: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Ví dụ 1: Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là 18cm và 14cm; chiều cao là 9cm.
Phương pháp giải: Độ dài hai đáy và chiều cao đã có cùng đơn vị đo nên để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
Bài giải
Diện tích hình thang đó là:
Đáp số: 144cm²
Ví dụ 2: Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là 4m và 25dm; chiều cao là 32dm.
Phương pháp giải: Độ dài hai đáy và chiều cao chưa cùng đơn vị đo nên ta đổi về cùng đơn vị đó, 4m = 40dm, sau đó để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
Bài giải
Đổi: 4m = 40dm
Diện tích hình thang đó là:
Đáp số: 1040dm2
3. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tính diện tích hình thang khi biết độ dài hai đáy và chiều cao
Phương pháp:
Áp dụng công thức: hoặc S = (a + b) × h : 2
(S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao)
Dạng 2: Tính tổng độ dài hai đáy khi biết diện tích và chiều cao
Phương pháp: Từ công thức tính diện tích hoặc S = (a + b) × h : 2 ta có công thức tính độ dài hai đáy như sau: a + b = S × 2 : h
Lưu ý: Đề bài thường cho hiệu của hai đáy hoặc tỉ số giữa hai đáy và yêu cầu tìm độ dài của mỗi đáy. Học sinh cần nhớ hai dạng toán tổng – hiệu và tổng – tỉ.
Dạng 3: Tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài hai đáy
Phương pháp: Từ công thức tính diện tích hoặc S = (a + b) × h : 2, ta có công thức tính chiều cao như sau
hoặc h = S × 2 : (a + b)
Dạng 4: Toán có lời văn
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán trong bài rồi giải bài toán đó.
Trắc nghiệm Toán lớp 5 Hình thang. Diện tích hình thang (có đáp án)
Câu 1: Một hình thang có đáy lớn là a, đáy bé là b, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình thang đó là:
Muốn tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Do đó, hình thang có đáy lớn là a, đáy bé là b, chiều cao là h thì diện tích hình thang đó được tính theo công thức:
Câu 2: Tính diện tích hình thang biết độ dài đáy là 17cm và 12cm, chiều cao là 8cm.
A. 40cm2
B. 58cm2
C. 116cm2
D. 232cm2
Diện tích hình thang đó là:
= 116 (cm2 )
Đáp số: 116cm2.
Câu 3: Hình thang ABCD có chiều cao AH bằng 75cm; đáy bé bằng đáy lớn. Biết diện tích hình thang bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 135cm; chiều rộng 50cm. Tính độ dài đáy lớn, đáy bé của hình thang.
A. Đáy lớn 54cm; đáy bé 36cm
B. Đáy lớn 90cm; đáy bé 60cm
C. Đáy lớn 72cm; đáy bé 48cm
D. Đáy lớn 108cm; đáy bé 72cm
Diện tích hình chữ nhật là:
135 × 50 = 6750 (cm2)
Vậy hình thang có diện tích là 6750cm2.
Tổng độ dài hai đáy của hình thang là:
6750 × 2 : 75 = 180 (cm)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Giá trị một phần là:
180 : 5 =36 (cm)
Độ dài đáy lớn là:
36 × 3 = 108 (cm)
Độ dài đáy bé là:
180 – 108 = 72 (cm)
Đáp số: Đáy lớn 108cm; đáy bé 72cm.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Diện tích hình thang có đáy lớn là 45dm, đáy bé là 25dm và chiều cao là 2m là dm2
Đổi 2m = 20dm
Diện tích hình thang đó là:
= 700 (dm2)
Đáp số: 700dm2
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 700.
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình thang như hình vẽ:
Diện tích hình thang đã cho là cm2.
Diện tích hình thang đó là:
= 711 (cm2)
Đáp số: 711cm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 711.
Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng hai đáy hình thang là 17,5m. Biết đáy lớn hơn đáy bé 13m. Chiều cao bằng đáy lớn.
Vậy diện tích hình thang đó là m2.
Tổng độ dài hai đáy của hình thang là:
17,5 × 2 = 35 (m)
Độ dài đáy lớn của hình thang là:
(35+ 13) : 2 = 24 (m)
Độ dài đáy bé của hình thang là:
35 −24 = 11 (m)
Chiều cao của hình thang là:
24 × 34 = 18 (m)
Diện tích của hình thang là:
(24 + 11) × 18 : 2 = 315 (m2)
Đáp số: 315m2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 315.
Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 24,4cm; BC = 11cm. Điểm M nằm trên cạnh AB sao cho AM = AB.
Diện tích hình thang AMCD là cm2.
Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 24,4cm; AD= BC = 11cm.
Hình thang AMCD có chiều cao là AD = 11cm.
Độ dài cạnh AM là:
24,4 × = 14,64 (cm)
Diện tích hình thang AMCD là:
= 214,72 (cm2)
Đáp số: 214,72cm2.
Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình thang ABCD có diện tích là 9,18m2; đáy bé AB = 1,7m; đáy lớn CD gấp hai lần đáy bé AB.
Vậy chiều cao AH là m.
Độ dài đáy lớn CD là:
1,7 × 2 = 3,4 (cm)
Chiều cao AH dài là:
9,18 × 2 : (1,7 + 3,4) = 3,6 (m)
Đáp số: 3,6m.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 3,6.
Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn