Tự tình (Bài 2) (Tác giả Tác phẩm – sách mới) – Loạt bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 11 giới thiệu về tác giả, nội dung bài thơ, nội dung tác phẩm, bố cục, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp bạn thêm yêu thích môn Ngữ Văn 11 hơn.-Tự tình (Bài 2) (Tác giả Tác phẩm – sách mới)
Tự tình (Bài 2) (Tác giả Tác phẩm – sách mới)
Tác giả tác phẩm Tự tình (Bài 2) chương trình sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản.
Tự tình (Bài 2) (Tác giả Tác phẩm – sách mới)
Bài giảng: Tự tình – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
– Tên thật: Hồ Xuân Hương, sống và khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX
– Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, đầy bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh
– Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh:
+ bà là con vợ lẽ
+ tình duyên trắc trở, long đong: hai lần lấy chồng đều làm lẽ, chồng đều qua đời sớm
– Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: từng đi nhiều nơi, giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ
⇒ Tất cả tạo nên một Hồ Xuân Hương sắc xảo, cá tính, bản lĩnh
– Các tác phẩm chính:
+ tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói tình yêu đôi lứa với các cung bậc u buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung
+ khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng
– Phong cách sáng tác:
+ chủ đề lớn trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề người phụ nữ
+ viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh
⇒ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương
– Chùm thơ Tự tình bộc lộ cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của thi sĩ
2. Bố cục
– Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng
– Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng
– Luận ( hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất
– Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi
3. Giá trị nội dung
– Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ
4. Giá trị nghệ thuật
– Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng
1. Hai cầu đề:
♦ Câu 1
– Thời gian: đêm khuya ⇒ đối với những ai quá lứa lỡ thì hay thân phận lẽ mọn đó là thời khắc của những trăn trở thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải đến quặn lòng
– Âm thanh tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, cô đơn trống trải nhân lên trùng trùng
– Từ láy văng vẳng vừa tả âm thanh tiếng trống vừa gợi không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp
– Tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng
♦ Câu 2
– Trơ là lẻ loi trơ trọi, là tủi hổ, bẽ bàng, hồng nhan mà cứ phải trơ ra
⇒ Câu thơ là nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận
– Từ trơ đắt giá được đảo lên đầu câu, lại được tách riêng ra đi nhịp lẻ 1/3/3 khiến nỗi bẽ bàng, chua xót hằn sâu nhức nhối
2. Hai câu thực:
♦ Câu 3
– Tác giả muốn mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn, sự cô đơn nhưng nỗi sầu của Xuân Hương quá lớn không rượu nào có thể hóa giả được
– Chữ lại thể hiện sự luẩn quẩn giữa tỉnh và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc
♦ Câu 4
– Hình ảnh tả thực: vầng trăng đã đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn
– Ẩn dụ : tuổi xuân sắp trôi qua, cuộc đời sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn viên mãn
– Nghệ thuật đối tài tình làm nổi rõ bi kịch về thân phận người phụ nữ khao khát tình yêu, hạnh phúc mà không đạt được
3. Hai câu luận:
– Nỗi niềm phẫn uất trào ra ùa vào cảnh vật, tiếp cho chúng sức mạnh công phá:
+ rêu vốn nhỏ bé mềm yếu nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang mặt đất để trồi lên
+ mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt như chông như mác đâm toạc cả chân mây
⇒ Rêu và đá như muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, đó khác nào cơn thịnh nộ của con người
– Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình ⇒ khẳng định sự nổi loạn trong tâm trạng: thái độ phản kháng dữ dội quyết liệt của nữ sĩ với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời khẳng định bản lĩnh tự tin của Hồ Xuân Hương
4. Hai câu kết
– Sử dụng tài tình từ đa nghĩa, đồng âm
+ từ xuân vừa có ngĩa là mùa xuân vừa là tuổi xuân của con người
+ từ lại thứ nhất mang nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại tuần hoàn
⇒ Mùa xuân tuổi trẻ của con người trôi đi trong ngao ngán chán chường trước dòng chảy vô tình của thời gian
– Mỗi chữ trong câu cuối đều nói về sự sẻ chia không trọn vẹn, sự ít ỏi như chan chứa nước mắt của thân phận lẽ mọn
– Mức độ sẻ chia càng nhỏ thì sự cô đơn, nỗi buồn lại tăng lên gấp bội
⇒ Bài thơ kết lại trong âm hưởng chua chát của sự bế tắc tuyệt vọng
5. Nghệ thuật
– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu niêm luật chặt chẽ, gieo vần đối ngẫu rất chỉnh
– Ngôn từ được dùng tinh tế, táo bạo mang đậm cá tính bản lĩnh người nghệ sĩ
– Các biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng từ đa nghĩa, đồng âm được sử dụng linh hoạt hiệu quả
Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 11 hay khác:
Xem thêm bài soạn Tự tình ngắn gọn, hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn