Vi khuẩn Mycoplasma gây nên những bệnh gì? Có nguy cơ lây nhiễm hay không?

Vi khuẩn Mycoplasma là vi khuẩn nhỏ có thể gây bệnh cho cả người và động vật. Thời gian gần đây, Mycoplasma đã khiến nhiều người phải nhập viện với những triệu chứng đáng chú ý. Trong bài viết này, hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về vi khuẩn Mycoplasma và những thông tin liên quan.

1. Đặc điểm của vi khuẩn Mycoplasma là gì?

Mycoplasma thực chất là tên của một nhóm vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất từng được khoa học phát hiện. Nhóm vi khuẩn này thường được tìm thấy ở niêm mạc miệng, niêm mạc họng và đường sinh dục của con người. Khi số lượng vi khuẩn tăng lên sẽ gây nhiễm trùng ở khu vực đó.

mycoplasma-1

Mycoplasma có kích thước rất nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau

Đặc điểm của vi khuẩn Mycoplasma là không có thành tế bào, kích thước rất nhỏ chỉ 0,15 – 0,3 µm. Vi khuẩn có hình dạng đa dạng như trục quay, vòng, hình cầu, xoắn ốc… chỉ có thể phát hiện được trên kính hiển vi điện tử, không thể sử dụng kính hiển vi quang học thông thường để quan sát chúng.

Xem thêm  Hóa chất PAC là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của PAC

2. Nhiễm vi khuẩn Mycoplasma gây ra những bệnh gì?

2.1. Viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma gây ra

Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Các triệu chứng thường gặp của bệnh không giống như bệnh viêm phổi thông thường. Cụ thể như sau:

  • Đau đầu, sổ mũi, đau họng kèm theo sốt nhẹ và mệt mỏi liên tục
  • Bệnh nhân sốt cao hơn 39 độ, ho nhiều, nhức đầu nhiều, đờm đặc, ho khan.
  • Trẻ sẽ sốt dưới 39 độ, ho dữ dội sau đó chuyển thành đờm, kèm theo tiêu chảy và quấy khóc vì mệt mỏi.

mycoplasma-2

Vi khuẩn Mycoplasma gây viêm phổi ở người lớn và trẻ em

2.2. Mycoplasma gây bệnh ở đường sinh dục

Mycoplasma bộ phận sinh dục và vi khuẩn Mycoplasma urealyticum là vi khuẩn gây viêm niệu đạo, áp xe tuyến bartholin và viêm vòi trứng. Một số triệu chứng của bệnh này là:

  • Nam giới nhận thấy có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra mủ và đau rát niệu đạo
  • Phụ nữ tiết dịch âm đạo nhiều, khi quan hệ tình dục thấy đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

2.3. Vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh ở phụ nữ mang thai

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Mycoplasma hominis có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu, thậm chí gây sảy thai. Nếu không được điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm  CoCl2 là gì? 1 số thông tin cơ bản của CoCl2

mycoplasma-3

Bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ mang thai do vi khuẩn Mycoplasma cần được điều trị sớm để hạn chế biến chứng

3. Vi khuẩn Mycoplasma có lây không và lây truyền như thế nào?

Vi khuẩn này hiện có thể lây lan từ người sang người qua đường hô hấp và tình dục. Khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, chất lỏng chứa vi khuẩn Mycoplasma sẽ tiết ra khiến những người hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, quan hệ tình dục với người bị bệnh cũng khiến cơ thể nhiễm khuẩn nhanh chóng. Chú ý tránh tiếp xúc với người bị viêm phổi và không quan hệ tình dục không an toàn để tránh lây lan bệnh.

4. Nhiễm bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra có nguy hiểm không?

4.1. Đối với bệnh viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma gây ra

Nếu điều trị kịp thời, cơ thể sẽ hồi phục nhanh chóng. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng ho, viêm nhiễm sẽ ngày càng trầm trọng và khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tình trạng khó khăn. Dưới đây là một số vấn đề nghiêm trọng do vi khuẩn Mycoplasma lây truyền qua đường hô hấp gây ra.

  • Suy hô hấp
  • Viêm cơ tim
  • Suy tim
  • tràn dịch màng phổi

mycoplasma-4

Viêm phổi do Mycoplasma cần điều trị sớm để tránh nguy hiểm

4.2. Trường hợp nhiễm Mycoplasma ở đường sinh dục

Bệnh cần được điều trị đúng cách để tránh gây viêm nhiễm kéo dài và tổn thương lâu dài đến đường sinh dục. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, tuyệt đối không nên coi thường vì vi khuẩn Mycoplasma có thể gây sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thậm chí khiến trẻ sinh ra mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm không thể chữa khỏi.

Xem thêm  Mua bình thí nghiệm thủy tinh Cao Cấp | Chính hãng 100% tại đâu?

5. Điều trị vi khuẩn Mycoplasma như thế nào và ở đâu?

Việc xét nghiệm vi khuẩn Mycoplasma sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác tại các cơ sở y tế chuyên ngành. Qua đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng khuẩn phù hợp cho người dùng. Từ đó xử lý triệt để vi khuẩn Mycoplasma.

Khi chăm sóc người bệnh nhiễm Mycoplasma, người dân cần chú ý xây dựng chế độ ăn đủ dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt. Nếu mệt mỏi, chán ăn, bạn nên chia lượng thức ăn cần thiết thành nhiều bữa trong ngày.

mycoplasma-5

Nên bổ sung thức ăn mềm, dễ tiêu cho người bệnh

Ngoài ra, cần chú ý bù nước cho người bệnh để tránh tình trạng kiệt sức, mất nước hoặc ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể. Chú ý giữ môi trường mát mẻ, sạch sẽ vì lúc này người bệnh rất yếu và rất dễ lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn khác.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về vi khuẩn Mycoplasma cũng như đặc điểm, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh. Nếu nghi ngờ nhiễm Mycoplasma, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ. Đồng thời, hãy điều trị càng nhanh càng tốt để hạn chế nguy cơ biến chứng lâu dài.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *