Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập) – Tổng hợp các dạng bài tập Toán 10 sách mới với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Toán 10.-Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bài viết phương pháp giải bài tập Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện
đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác.

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

Bài toán 1. Viết phương trình cạnh của tam giác ABC khi biết:

a) tọa độ 3 đỉnh A, B, C

Bước 1. Tính tọa độ của AB→, AC→, BC→

Bước 2. Viết phương trình cạnh của tam giác ABC

⦁ Phương trình cạnh AB đi qua A và có vectơ chỉ phương AB→.

⦁ Phương trình cạnh AC đi qua A và có vectơ chỉ phương AC→.

⦁ Phương trình cạnh BC đi qua B và có vectơ chỉ phương BC→.

b) tọa độ một đỉnh và hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh còn lại

Chẳng hạn: Biết tọa độ đỉnh A và 2 đường cao BH, CK.

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bước 1. ⦁ Viết phương trình đường thẳng cạnh AB đi qua A và vuông góc với CK.

             ⦁ Viết phương trình đường thẳng cạnh AC đi qua A và vuông góc với BH.

Bước 2. Tìm tọa độ điểm B và C:

⦁ Điểm B là giao điểm của hai đường thẳng AB và BH;

⦁ Điểm C là giao điểm của hai đường thẳng AC và CK.

Bước 3. Lập phương trình đường thẳng cạnh BC.

c) tọa độ 1 đỉnh và 2 đường trung tuyến xuất phát từ hai đỉnh còn lại

Chẳng hạn: Biết tọa độ đỉnh A và 2 đường trung tuyến BM, CN.

Cách 1:

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bước 1. Tìm tọa độ trọng tâm G(xG; yG) của tam giác ABC, là giao điểm của hai đường trung tuyến BM và CN.

Bước 2. Tham số hóa tọa độ B(xB; yB) và C(xC; yC) theo phương trình của đường thẳng BM và CN.

Bước 3. Tìm tọa độ của B và C theo công thức:

xG=xA+xB+xC3;yG=yA+yB+yC3

Bước 4. Viết phương trình đường thẳng các cạnh của tam giác ABC khi biết tọa độ 3 đỉnh của tam giác.

Cách 2:

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bước 1. Tìm tọa độ trọng tâm G(xG; yG) của tam giác ABC, là giao điểm của hai đường trung tuyến BM và CN.

Bước 2. Xác định điểm P đối xứng với điểm A qua G theo công thức trung điểm. Khi đó tứ giác BGCP là hình bình hành.

Xem thêm  Công thức, cách tính góc giữa hai vecto (cực hay, chi tiết)

Bước 3. Lập phương trình đường thẳng PC qua P và song song với trung tuyến BM.

             Khi đó C là giao điểm của PC với CN.

Bước 4. Lập phương trình đường thẳng PB qua B và song song với trung tuyến CN.

             Khi đó B là giao điểm của PB với BM.

Bước 5. Viết phương trình đường thẳng các cạnh của tam giác ABC khi biết tọa độ 3 đỉnh của tam giác.

d) tọa độ trung điểm các cạnh

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Giả sử trung điểm các cạnh BC, AC, AB lần lượt là M, N, P.

Bước 1. Tính các vectơ MN→, NP→, PM→.

Bước 2. Viết phương trình các cạnh của tam giác ABC dựa vào các yếu tố sau:

⦁ Đường thẳng AB đi qua P và song song với MN nên nhận MN→ làm vectơ chỉ phương;

⦁ Đường thẳng AC đi qua N và song song với PM nên nhận PM→ làm vectơ chỉ phương;

⦁ Đường thẳng BC đi qua M và song song với NP nên nhận NP→ làm vectơ chỉ phương.

Bài toán 2. Viết phương trình đường cao, trung tuyến, phân giác khi biết tọa độ các đỉnh của tam giác.

a) Viết phương trình đường cao khi biết tọa độ 3 đỉnh của tam giác

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bước 1. Tìm tọa độ các vectơ AB→, BC→, CA→.

Bước 2. Viết phương trình đường cao của tam giác:

⦁ Phương trình đường cao AH đi qua điểm A và vuông góc với BC nên sẽ nhận BC→ làm vectơ pháp tuyến.

⦁ Phương trình đường cao BK đi qua điểm B và vuông góc với AC nên sẽ nhận AC→ làm vectơ pháp tuyến.

⦁ Phương trình đường cao CI đi qua điểm C và vuông góc với AB nên sẽ nhận AB→ làm vectơ pháp tuyến.

b) Viết phương trình trung tuyến khi biết tọa độ 3 đỉnh của tam giác

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, AC, AB.

Bước 1. Tìm tọa độ trung điểm của các cạnh dựa vào công thức tọa độ trung điểm.

Bước 2. Viết phương trình trung tuyến của tam giác

⦁ Phương trình đường trung tuyến AM đi qua điểm A và nhận vectơ  AM→ làm vectơ chỉ phương.

⦁ Phương trình đường trung tuyến BN đi qua điểm B và nhận vectơ  BN→ làm vectơ chỉ phương.

⦁ Phương trình đường trung tuyến CP đi qua điểm C và nhận vectơ  CP→ làm vectơ chỉ phương.

c) Viết phương trình đường phân giác khi biết tọa độ 3 đỉnh của tam giác

Chẳng hạn: Viết phương trình đường phân giác AD (D ∈ BC) của góc A khi biết tọa độ ba đỉnh A, B, C.

Cách 1: (Sử dụng tính chất đường phân giác của một góc).

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bước 1. Tính độ dài đoạn thẳng AB và AC.

Bước 2. Tính tỉ số DBDC dựa vào tính chất đường phân giác của một góc: DBDC=ABAC.

Xem thêm  Toán 10 Cánh diều Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đó suy ra tỉ số DBBC=k.

Bước 3. Từ tỉ số DBBC=k suy ra DB→=−kBC→.

Bước 4. Tìm tọa độ điểm D.

             Gọi D(x0; y0), tính DB→,BC→. Từ đó tìm được tọa độ điểm D.

Bước 5. Viết phương trình đường phân giác AD đi qua hai điểm A, D.

Cách 2: (Sử dụng công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng).

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

Bước 1. Gọi D(x0; y0).

Bước 2. Viết phương trình đường thẳng AB và AC.

Bước 3. Tính khoảng cách d1 và d2 từ D tới đường thẳng AB, AC.

Bước 4. Giải phương trình d1 = d2. Ta tìm được 2 phương trình đường phân giác của tam giác.

Bước 5. Lấy tọa độ điểm B và điểm C thay vào một trong hai phương trình, sau đó xét tích của chúng.

⦁ Nếu tích dương thì đó là đường phân giác ngoài.

⦁ Nếu tích âm thì đó là đường phân giác trong.

Chú ý: Ta sử dụng Cách 2 khi đã được học cách tính khoảng cách từ một điểm M(x0; y0) đến một đường thẳng d: ax + by + c = 0.

dM;d=ax0+by0+ca2+b2.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; –1), B(4; 5), C(–3; 2).

a) Viết phương trình đường thẳng AC.

b) Viết phương trình tổng quát của đường cao AH của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải:

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

a) Với A(2; –1) và C(–3; 2) ta có AC→=−5; 3.

Đường thẳng AC đi qua điểm A(2; –1) và có vectơ chỉ phương AC→=−5; 3. nên có phương trình là: x=2−5ty=−1+3t

b) Vì AH là đường cao của tam giác nên AH vuông góc với BC.

Với B(4; 5) và C(–3; 2) ta có BC→=−7; −3.

Đường thẳng AH đi qua điểm A(2; –1) và nhận vectơ BC→=−7; −3. làm vectơ pháp tuyến nên có phương trình là: –7(x – 2) – 3(y + 1) = 0 tức là –7x – 3y + 11 = 0, hay 7x + 3y – 11 = 0.

Ví dụ 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(1; 2), B(3; 0) và C(–2; –1).

a) Viết phương trình đường thẳng AB.

b) Viết phương trình đường trung tuyến kẻ từ B.

Hướng dẫn giải:

Viết phương trình cạnh, đường cao, trung tuyến, phân giác của tam giác (cách giải + bài tập)

a) Với A(1; 2) và B(3; 0) ta có AB→=2; −2.

Đường thẳng AB đi qua điểm A(1; 2) và có vectơ chỉ phương AB→=2; −2. nên có phương trình là: x=1+2ty=2−2t 

b) Gọi N là trung điểm của AC. Khi đó: N−12;12.

Với N−12;12 và B(3; 0), ta có NB→=72; −12.

Đường trung tuyến BN đi qua điểm B(3; 0) và nhận NB→=72; −12. làm vectơ chỉ phương nên có phương trình là: x=3+72ty=−12t.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(1; 2), B(3; 1), C(5; 4). Phương trình nào sau đây là phương trình đường cao kẻ từ A của tam giác ABC?

A. 2x + 3y – 8 = 0;

B. 2x – 3y + 8 = 0;

C. 3x – 2y + 1 = 0;

Xem thêm  Soạn bài Chị em Thúy Kiều

D. 2x + 3y – 2 = 0.

Bài 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(0; –2), B(1; 1), C(4; 2). Phương trình đường trung tuyến của tam giác ABC kẻ từ A là

A. 7x + 7y + 14 = 0;

B. 5x – 3y + 1 = 0;

C. 3x + y – 2 = 0;

D. –7x + 5y + 10 = 0.

Bài 3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(–2; –1), B(–1; 3), C(6; 1). Phương trình đường phân giác trong góc A của tam giác ABC là

A. x – y + 1 = 0;

B. 5x + 3y + 9 = 0;

C. 3x + 3y – 5 = 0;

D. x + y + 3 = 0.

Bài 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(–2; –1), B(–1; 3), C(6; 1). Phương trình đường phân giác ngoài góc A của tam giác ABC là

A. x – y + 1 = 0;

B. 5x + 3y + 9 = 0;

C. 3x + 3y – 5 = 0;

D. x + y + 3 = 0.

Bài 5. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; −1) và hai đường cao xuất phát từ B và C có phương trình lần lượt là: 2x – y + 1 = 0 và 3x + y + 2 = 0. Phương trình cạnh BC là

A. 9x – 2y + 10 = 0;

B. 9x – 2y – 10 = 0;

C. 2x + 9y + 9 = 0;

D. 9x – 2y – 2 = 0.

Bài 6. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(1; 3) và hai đường trung tuyến BM: x – 2y + 1 = 0 và CN: y – 1 = 0. Phương trình đường thẳng AB là

A. x=1+ty=3−t

B. x=1+ty=3+t

C. x=1−ty=3+t

D. x=1−ty=3−t

Bài 7. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có tọa độ trung điểm các cạnh BC, AC, AB lần lượt là M(2; 1), N(5; 3), P(3; –4). Phương trình đường thẳng BC là

A. 5x + y – 28 = 0;

B. 7x + 2y – 12 = 0;

C. 7x – 2y – 12 = 0;

D. 2x – 3y – 18 = 0.

Bài 8. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có M(2; 0) là trung điểm của cạnh AB. Đường trung tuyến và đường cao từ đỉnh A có phương trình lần lượt là: 7x – 2y – 3 = 0 và 6x – y – 4 = 0. Phương trình đường thẳng AC là

A. 3x – 4y – 5 = 0;

B. 3x + 4y + 5 = 0;

C. 3x – 4y + 5 = 0;

D. 3x + 4y – 5 = 0;

Bài 9. Trong mặt phẳng cho tam giác ABC cân tại C có B(2; –1), A(4; 3). Phương trình đường cao CH là

A. x – 2y – 1 = 0;

B. x – 2y + 1 = 0;

C. 2x + y – 2 = 0;

D. x + 2y – 5 = 0.

Bài 10. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; 4), B(5; 0) và C(2; 1). Trung tuyến BM của tam giác đi qua điểm N có hoành độ bằng 20 thì tung độ bằng

A. –12;

B. −252;

C. –13;

D. −272.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *